This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp

Trong môi trường công sở thì việc giao tiếp khéo léo và chiếm được thiện cảm của đồng nghiệp là một vấn đề rất quan trọng. Bởi lẽ bạn không thể một mình tạo nên thành công mà cần phải có sự giúp đỡ, ủng hộ từ sếp, đồng nghiệp, bạn bè hoặc những ai có liên quan đến công việc của bạn. Vậy làm thế nào để trở nên “dễ mến” hơn trong mắt mọi người, tạo nền tảng cho sự nghiệp của bạn sau này? Thực hiện ngay 8 tuyệt chiêu sau đây, bạn sẽ sớm đạt được mục tiêu của mình. 

8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp

Thân thiện, cởi mở

Sự thân thiện, cởi mở là yếu tố đầu tiên để gắn kết các đồng nghiệp và mở rộng mối quan hệ nơi công sở. “Thương hiệu” của bạn không chỉ thể hiện qua mức độ hoàn thành công việc mà còn ở thái độ tích cực. Chỉ cần một nụ cười tươi hay lời chào vui vẻ khi gặp đồng nghiệp thì đã là cách thể hiện sự thân thiện và cởi mở. Đơn giản như vậy thôi nhưng cũng đủ giúp bạn nhận được thiện cảm từ mọi người xung quanh rồi đấy!

Đối xử với người khác như cách bạn muốn họ đối với mình

Nếu bạn muốn nhận được thứ gì, hãy làm cho người khác những điều tương tự. Cũng như nếu bạn muốn được mọi người yêu quý thì cách duy nhất chính là cư xử hòa nhã với đồng nghiệp, tôn trọng cấp trên. Đây là những người cùng bạn chia sẻ công việc, vượt qua khó khăn và tận hưởng thành công, vì vậy nên tránh gây bất hòa, cãi vã, nhiệt tình giúp đỡ họ khi khó khăn và giữ thái độ bình tĩnh trong giao tiếp, làm việc. Ngoài ra, trong công việc cần có kế hoạch, phân công rõ ràng, thể hiện sự tôn trọng người khác, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Từ đó, mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh sẽ giúp cuộc sống công sở của bạn “dễ thở” hơn. 

Lắng nghe và thấu hiểu

8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp

Lắng nghe và thấu hiểu là điều tối quan trọng trong giao tiếp và ứng xử, là chìa khóa để có được cuộc giao tiếp thành công nơi công sở. Những ý kiến từ đồng nghiệp/ cấp trên, trao đổi công việc cần bạn phải lắng nghe và thực sự chú tâm để từ đó chỉnh sửa, hoàn thiện công việc của bản thân.
Bạn đừng nên nghĩ rằng phải nghe để cố lấy lòng người khác. Lắng nghe "có suy nghĩ" một cách chân thành trước hết để thực sự hiểu được người khác. Vì vậy, hãy học cách lắng nghe từ : khách hàng, đồng nghiệp, bạn bè. Khi lắng nghe ý kiến người khác bạn sẽ có những giải pháp sáng tạo, linh động hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên đặt mình vào vị trí, suy nghĩ của người khác để cư xử, giao tiếp cho phù hợp, tránh làm mất lòng nhau.

“Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Những lời nói dễ nghe không khác gì một loại thuốc chống bệnh trầm cảm một các hữu hiệu, đem lại sự phấn khởi về thể chất và tinh thần cho người nghe. Khi giao tiếp với mọi người, bạn nên chọn cách nói lịch sự, ngôn từ phù hợp và không công kích người khác. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng nói lời dễ nghe chứ không phải nịnh nọt, đùa bỡn. Đừng khiến cho những người xung quanh bị tổn thương bởi những lời nói thiếu suy nghĩ của bạn nhé.

Kiên nhẫn và biết thuyết phục

8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp

Trong ứng xử với mọi người xung quanh, kiên nhẫn là một đức tính không thể thiếu nếu bạn muốn có được lòng tin, sự yêu mến của người khác như câu nói của Napoleon “Ai bền gan thì thắng”. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng thuyết phục, tác động lên suy nghĩ, cảm xúc của người khác để không chỉ có được sự đồng thuận trong công việc, đạt được mục tiêu đề ra mà còn có thể hóa giải được nhiều vấn đề phức tạp trong công việc và cuộc sống.

Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp

Đừng ngại ngần giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hay khi họ cần sự tư vấn của bạn. Đồng nghiệp sẽ đánh giá cao hành động đẹp này và sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần ở những lần sau. Hơn nữa, sự hòa đồng, tốt bụng của bạn sẽ là sợi dây liên kết mọi người với nhau.

Khen ngợi thật lòng

8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp

Đừng tiếc lời động viên, khen ngợi nếu biết được điểm mạnh, thành công của người khác, mà quan trọng là lời khen đó phải chân thành, đúng thời điểm, và đúng hoàn cảnh. Giáo sự Ngô Bảo Châu từng tâm sự rằng cách khen ngợi người khác thật lòng và cách tiếp nhận lời khen là hai kỹ năng sống mà ông mất rất nhiều thời gian mới học được. Khen ngợi là một nghệ thuật, những lời khen chân thành, không chứa ẩn ý phía sau khiến người nhận cảm thấy vui thích và hăng hái; ngược lại, lời khen trở thành câu cửa miệng sẽ trở nên vô giá trị, thậm chí sẽ tạo cảm giác hoài nghi cho người tiếp nhận.

Khéo léo đối mặt với ý kiến trái chiều

Mỗi người sẽ có một lối sống, tư duy, cảm xúc khác nhau nên không thể hoàn toàn áp đặt suy nghĩ người này cho người khác. Cho dù là khi đối mặt với ý kiến trái ngược với mình thì hãy luôn nhớ rằng mỗi một ý kiến ở một quan điểm khác nhau đều đáng giá để chúng ta tiếp thu, học hỏi. Cho nên, bạn cần khéo léo cân nhắc, cảm ơn họ vì những ý kiến đóng góp, bên cạnh đó cũng không quên bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân của mình. Không ai là hoàn hảo cả, bạn hãy cân nhắc các ý kiến trái chiều để bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện ý tưởng cho công việc của bạn được hiệu quả hơn.

Cách giao tiếp khéo léo để lấy lòng người khác là một thứ nghệ thuật phải rèn dũa trong thời gian dài mới có thể ứng dụng linh hoạt trong giao tiếp. Vì vậy, hãy từng bước thực hiện những tuyệt chiêu trên và cùng với một chút tinh tế trong cư xử, bạn sẽ thấy rằng để được mọi người yêu quý không phải việc nằm quá xa tầm tay.

Phương Thảo

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT: Băn khoăn vì áp lực thi cử lớn

Bộ GD&ĐT đề xuất thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp đối với giáo dục THPT theo hướng giảm 20% điểm trung bình cả năm lớp 12 so với năm 2018 đang được nhiều người đồng tình nhưng cũng không ít ý kiến phản đối vì học sinh sẽ bị áp lực thi cử rất lớn.
Thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT Băn khoăn vì áp lực thi cử lớn
Bộ GD&ĐT đang đề xuất cách tính xét điểm tốt nghiệp 70% điểm bài thi tốt nghiệp, 30% điểm trung bình lớp 12. Ảnh: Công Hùng

Đề nghị ổn định tỷ lệ 50% - 50%

Theo cách tính mới của Bộ GD&ĐT, điểm xét tốt nghiệp THPT bao gồm 70% điểm 4 bài thi tốt nghiệp cộng với 30% điểm trung bình cả năm lớp 12; trong khi năm ngoái tỷ lệ được sử dụng là 50% - 50%. Thầy Trần Mạnh Tùng - giáo viên Toán, trường THPT Lương Thế Vinh không đồng tình với quan điểm mới này của Bộ GD&ĐT bởi sẽ tăng áp lực cho học sinh ôn thi.


Bộ GD&ĐT đang đề xuất cách tính xét điểm tốt nghiệp 70% điểm bài thi tốt nghiệp, 30% điểm trung bình lớp 12. Ảnh: Công Hùng


“Học sinh lớp 12 sẽ phải lo lắng nhiều hơn đối với cả những môn không dùng kết quả để xét tuyển đại học. Nếu các em bị điểm thấp thì có thể không đỗ tốt nghiệp THPT. Tôi đã lấy nhiều ví dụ về phép chia theo cách tính xét tốt nghiệp 50% - 50%, học sinh đạt được điểm thi thế này thì đỗ nhưng khi áp 70% - 30% lại trượt” - thầy Tùng phân tích và chỉ ra lý do thứ hai không nên áp dụng tỷ lệ 70% - 30%. Đó là, với việc năm nay Bộ GD&ĐT sẽ có nhiều điều chỉnh kỹ thuật khi tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nên thí sinh ở trong phòng thi sẽ bị áp lực cao hơn và căng thẳng hơn. Như thế, vô hình trung Bộ GD&ĐT lại không làm đúng điều Bộ và mọi người mong muốn là giảm áp lực thi cử cho học trò.

Lại cũng có những ý kiến rằng, khi Bộ GD&ĐT lấy tỷ trọng 70% điểm bài thi tốt nghiệp và 30% điểm trung bình lớp 12 sẽ mâu thuẫn với chủ trương tới đây xét tốt nghiệp theo hướng đánh giá cả quá trình.

Hơn nữa, một bài thi được làm trong thời gian 60, 90 hay 120 phút sẽ không thể đánh giá khách quan được bằng cả quá trình học. Đó là chưa xét tới yếu tố bị căng thẳng khiến kết quả làm bài không tốt. Vì thế, việc nâng tỷ trọng tính điểm bài thi tốt nghiệp lên 70% để tránh nới điểm ở lớp 12 chẳng khác nào “đánh bùn sang ao”.

Không đồng tình việc năm nào Bộ GD&ĐT cũng thay đổi, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng đề nghị vẫn nên áp dụng cách tính điểm xét tốt nghiệp 50% điểm bài thi tốt nghiệp và 50% điểm trung bình lớp 12 như năm 2018. “Tôi đề nghị tới đây khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT nên bỏ cách tính xét tốt nghiệp có cộng điểm lớp 12 thì học sinh mới lo học” - ông Tùng Lâm nêu quan điểm.

70% - 30% để học sinh nỗ lực


Trong khi đó, lại có không ít lãnh đạo trường THPT ủng hộ với đề xuất 70% - 30% trong dự thảo sửa đổi Quy chế thi THPT của Bộ GD&ĐT. Bởi, những năm trước, khi sử dụng 50% điểm bài thi tốt nghiệp và 50% điểm trung bình lớp 12 đã dẫn đến tình trạng việc đánh giá chưa sát với năng lực, trình độ thực tế của học sinh.

“Khi sử dụng điểm của lớp 12 vào xét tốt nghiệp, số lượng học sinh khá giỏi tăng lên nhanh chóng do các thầy cô nâng điểm cho học trò. Việc đánh giá không thực chất khiến học sinh không tích cực học tập, ôn luyện cho kỳ thi mà có tâm lý ỉ lại, trông chờ”- thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường THCS&THPT Lê Quý Đôn nhận định.

Cùng quan điểm, thầy Đoàn Minh Châu - Hiệu trưởng trường THPT Minh Khai thông tin thêm: Có những thí sinh làm bài thi tốt nghiệp đạt điểm thấp nhưng điểm học tập của môn đó trong học bạ lại rất cao. Do đó, để xét tốt nghiệp một cách khách quan, rất cần áp dụng cách tính 70% - 30% như đề xuất của Bộ GD&ĐT. Thầy Châu cũng cho rằng, mọi người không nên quá lo lắng về áp lực phòng thi ảnh hưởng đến kết quả làm bài, bởi để đạt được điểm 5 mỗi bài thi không quá khó với học sinh. Thậm chí, cách tính điểm bài thi 70%, học sinh nào ôn tập tốt đạt điểm cao có khi lại gỡ gạc cho điểm trung bình lớp 12.

Với vai trò là giáo dục, cô Nguyễn Thị Phương Anh - Phó Hiệu trưởng trường THPT Đoàn Thị Điểm muốn Bộ GD&ĐT duy trì cách tính 50% - 50% để học sinh đỡ bị áp lực. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại dở ở chỗ khi áp lực ít thì tinh thần học tập của học sinh kém đi, khi áp lực cao thì tinh thần học tập lại tăng lên. Những học sinh giỏi sẽ không quan tâm tới tỷ lệ cộng điểm trung bình lớp 12 là 50% hay 30%. Nhưng học sinh yếu lại thích tỷ trọng 50% - 50% để không phải học nhiều.

“Mọi năm, các học sinh đạt 7,0 điểm trung bình lớp 12 chỉ cần làm bài thi đạt 3 điểm là đậu tốt nghiệp. Như thế, việc học ôn các môn thi tốt nghiệp không quá căng thẳng mà chủ yếu vào các môn xét tuyển đại học. Năm nay, nếu Bộ áp tỷ lệ 70% - 30% thì với 7,0 điểm trung bình lớp 12, các em phải đạt 4 điểm thi mới đỗ tốt nghiệp. Nhưng tôi vẫn muốn Bộ áp tỷ lệ này để học sinh thấy áp lực và nỗ lực hơn trong học tập cũng như ôn luyện” - cô Phương Anh đề xuất.


"Từ đầu năm học, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các nhà trường tổ chức dạy học, ôn tập phù hợp với từng nhóm đối tượng, phân phối thời gian, thời lượng đều ở các môn và không được cắt xén chương trình ở bất kỳ môn học nào nhằm tránh hiện tượng học lệch. Ngoài ra, các nhà trường phải tuân thủ nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định, bảo đảm trung thực trong dạy học, kiểm tra." - Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Nội Kiều Văn Minh

"Năm 2018 nhà trường vẫn còn một số em có điểm dưới 5 trong kỳ thi THPT quốc gia vì học lệch. Để hạn chế tình trạng này, ngoài việc triển khai kế hoạch học tập, ôn luyện để các em tiếp cận kiến thức, kỹ năng đều ở các môn, nhà trường khuyến khích các em phát huy ở những môn vốn là thế mạnh như tiếng Anh, Ngữ văn và những môn có tính ứng dụng... " - Phó Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa) Cao Thị Thanh Nga

>> Nguồn: Báo kinh tế đô thị

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Xét tốt nghiệp THPT chủ yếu dựa vào điểm thi

Đó là thông tin được ThS Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên chính Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cung cấp tại buổi tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2019 cho hơn 5.000 học sinh THPT trong toàn tỉnh Đắk Lắk...

Thay đổi cho phù hợp, tránh tiêu cực


Theo đó, để xét tốt nghiệp THPT 2019, dự thảo quy chế của Bộ GD-ĐT không còn sử dụng "phương án 50/50" như năm 2018, mà 70% ở điểm thi, còn 30% là ở quá trình học tập. Ngoài ra, kiến thức dành cho bài thi chủ yếu tập trung vào chương trình lớp 12...
 Xét tốt nghiệp THPT chủ yếu dựa vào điểm thi
Hơn 5.000 học sinh Đắk Lắk đã đến dự chương trình - Ảnh: TRUNG TÂN


"Điều chỉnh thứ hai là đối với thí sinh tự do, như mọi năm sẽ tập trung ở một điểm thi nhưng năm 2019 sẽ được dàn đều, gởi về một số điểm thi do sở GD-ĐT của các địa phương lựa chọn và hòa chung với các em học sinh phổ thông để cùng thi" - ông Hùng thông tin.

Cũng theo ông Hùng, một số bất cập trong tuyển sinh năm 2018 sẽ được chỉnh sửa trong năm nay và đã đăng tải trên cổng thông tin tuyển sinh của bộ để lắng nghe thêm ý kiến, hoàn thiện.

Theo đó, năm nay bộ giao các trường ĐH tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm của học sinh các địa phương. "Một điểm mới nữa, năm 2019 giáo viên các trường THPT không coi thi tại địa phương trường mình đóng chân, mà sẽ phải điều chuyển các tỉnh khác, lân cận" - ông Hùng nói.

Ông Hùng nói thêm khi học sinh đã trúng tuyển và xác nhận nhập học, các cơ sở đào tạo phải tiếp nhận và lưu bản chính kết quả THPT quốc gia để làm căn cứ nhập học cho thí sinh.

"Trong quá trình triển khai nhập học, nếu thí sinh đã nộp kết quả chứng nhận kết quả THPT quốc gia thì các thí sinh này không được xét tuyển các trường ĐH, CĐ khác trong đợt xét tuyển đó" - ông Hùng khẳng định.

Về việc cộng điểm khuyến khích, ông Hùng nói năm 2019 có thêm đối tượng mới. Cụ thể, nếu học sinh nào thi tốt nghiệp THPT quốc gia mà đã có bằng trung cấp sẽ được cộng điểm khuyến khích, tùy theo mức độ của bằng này.

Cũng như chứng chỉ nghề, các em sẽ được cộng 1-2 điểm tùy mức độ giỏi, khá, trung bình của bằng. Về điểm phúc khảo trong năm 2019 sẽ được chấm, công bố các điểm phúc khảo và khi chấm xong các trường THPT sẽ thu lại phiếu chứng nhận kết quả lần một rồi phát các phiếu có sự thay đổi điểm (sau phúc khảo).

"Phân hóa điểm rất cao"


Tư vấn thêm cho thí sinh Đắk Lắk, TS Lê Thị Thanh Mai - trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM - lưu lý các học sinh kỳ thi THPT quốc gia là dựa vào kết quả thi của học sinh.

Riêng với học sinh tại Đắk Lắk, tỉ lệ học sinh chọn bài thi khoa học xã hội nhiều hơn, tuy nhiên điều đó không có nghĩa điểm bài thi khối xã hội cao hơn. "Việc lựa chọn này đã cân nhắc trên sức học, định hướng con đường sau THPT của mình, định hướng này là tốt, cần phát huy.

Quy chế cũng cho phép lựa chọn cả hai bài thi, nhưng tỉ lệ các em chọn cũng không nhiều. Tại Đắk Lắk, tỉ lệ thí sinh chọn cả hai bài thi chỉ khoảng 4%. Như vậy, các em nào đã định hướng được sức học, tương lai sau THPT thì chỉ nên tập trung vào đúng ba môn có thế mạnh của mình" - TS Mai nhắn nhủ.

Qua theo dõi điểm bình quân thí sinh Đắk Lắk, TS Mai khuyên các thí sinh dự định thi vào các ngành sư phạm, chăm sóc sức khỏe phải tập trung học tập để đạt mức điểm tối thiểu quy định của các ngành nghề này.

"Đề thi năm nay chủ yếu tập trung kiến thức năm lớp 12 nên sẽ phân hóa điểm rất cao. Vì vậy, các em phải tập trung để cải thiện sức học của mình, đặc biệt các em dự định thi vào hai ngành nói trên để có kết quả tốt đẹp" - TS Mai khuyên.

"Không có ngành nhẹ nhàng"


Thí sinh Lưu Thị Hiền (THPT Việt Đức, Cư Kuin, Đắk Lắk): Hiện nay trường nào, ngành nào học nhẹ nhàng, dễ kiếm việc?


TS Phạm Tấn Hạ (phó hiệu trưởng ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM): "Không có công việc nào dễ dàng, lương cao, vậy nên không có ngành học nào nhẹ nhàng, ra trường dễ xin việc. Nghề gì cũng được, khi các bạn có năng lực, có sự khác biệt sẽ có một công việc ổn định, cuộc sống thoải mái. Để đạt được những điều này, việc học, việc làm chưa bao giờ là dễ dàng".


Sôi nổi các gian tư vấn

Trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Đắk Lắk có hơn 30 gian tư vấn của các trường ĐH, CĐ trên cả nước, thu hút rất đông đảo học sinh. Sau phần tư vấn chung, rất đông học sinh đã tìm đến "ngôi trường yêu thích" để đặt câu hỏi trực tiếp với các thầy cô ở đây.

Tại khu vực này, rất nhiều học sinh đã được cung cấp các thông tin và rất vui mừng vì xác định chắc chắn trường ĐH mình đã chọn. "Kinh tế khó khăn, mình lựa chọn Trường ĐH Tây Nguyên trong tỉnh để theo học ngành kinh tế - thương mại. Tuy nhiên, do còn nhiều thắc mắc nên mình đã đến trực tiếp và được giải đáp trọn vẹn" - bạn Nguyễn Văn An (Cư M’gar, Đắk Lắk) cho biết.

>>Theo Tuổi trẻ

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay ở Sài Gòn sẽ ra sao?

Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố những thông tin mới nhất, cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay.

Ngày 19/2/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố những thông tin mới nhất, cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, nhằm giúp cho học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này.

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh – ông Nguyễn Văn Hiếu, kỳ thi năm nay, Sở sẽ vẫn giữ tính ổn định của kỳ thi với 3 môn thi là Văn, Toán và Ngoại ngữ.

Cấu trúc của đề thi cũng sẽ tương tự kỳ thi của năm trước, tăng cường tính thực tiễn, khuyến khích khả năng, tư duy của học sinh.

Thí sinh dự thi vào lớp 10 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thí sinh dự thi vào lớp 10 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Với đề thi môn Toán, cấu trúc của đề thi sẽ bao gồm 8 câu hỏi, gồm các kiến thức liên quan đến đồ thị hàm số, căn thức phương trình, hệ phương trình, hình học không gian…Đề thi năm nay sẽ tiếp tục có từ 2 đến 3 câu mang tính thực tiễn.

Với đề thi môn Văn, cấu trúc đề thi của đề thi cũng không thay đổi so với mùa thi của năm ngoái, bao gồm: Đọc hiểu (3 điểm), nghị luận xã hội (3 điểm), nghị luận văn học (4 điểm), thời gian làm bài là 120 phút.

Các câu hỏi của đề thi sẽ được tổ chức từ mức độ dễ tới khó, nhận biết, thông hiểu đến vận dụng.

Phần nghị luận xã hội, học sinh sẽ phải viết một bài viết có độ dài khoảng 1 trang giấy, đảm bảo đủ cấu trúc ba phần là mở bài, thân bài và kết luận, vận dụng được các thao tác lập luận vào bài làm, nhất là giải thích, chứng minh và bình luận. Khi bàn luận, học sinh cũng cần rút ra bài học về nhận thức, hành động cho chính bản thân mình.

Phần nghị luận văn học, học sinh sẽ có 2 sự lựa chọn.

Trong đề thứ nhất: Học sinh có thể gặp các câu hỏi quen thuộc như phân tích hay cảm nhận một tác phẩm thơ, truyện, rồi từ đó đặt ra yêu cầu sáng tạo, mở rộng việc liên hệ đến các tác phẩm khác, liên hệ với thực tế của cuộc sống, làm sáng tỏ một ý kiến.

Trong đề thứ hai: Học sinh có thể gặp cách hỏi mới hơn, gợi mở hơn. Các em có thể căn cứ ào kiến thức và kỹ năng làm bài của mình, để chọn cho mình đề thi thứ nhất hay thứ hai để chọn, làm.

Với đề thi môn Ngoại ngữ (tiếng Anh), cấu trúc đề thi năm nay cũng sẽ không có gì thay đổi so với năm trước, nhưng sẽ gắn tính thực tiễn nhiều hơn, nên sẽ gắn với thực tế của xã hội nhiều hơn, dựa vào những chủ đề, chủ điểm có trong sách giáo khoa.

Đề thi tuyển sinh môn này sẽ không đặt quá nặng các kiến thức về ngữ pháp. Muốn làm bài tốt môn này, học sinh cần trau dồi từ vựng, liên hệ bài học vào thực tế của cuộc sống để có được ý tưởng, từ ngữ.
>> Theo Phương Linh (Báo Giáo dục Việt Nam)

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Các trường Đại học sẽ chủ trì tổ chức thi và chấm thi trắc nghiệm THPT Quốc gia

Theo Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, trong đó đáng chú ý là giao các trường ĐH chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các Hội đồng thi. Địa phương chỉ chịu trách nhiệm chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, tài chính...
Các trường Đại học sẽ chủ trì tổ chức thi và chấm thi trắc nghiệm THPT Quốc gia
Các trường Đại học sẽ chủ trì tổ chức thi và chấm thi trắc nghiệm THPT Quốc gia


Hàng loạt biện pháp, quy định mới được Bộ GĐ&ĐT đưa vào bản Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Điểm đáng chú ý nhất, theo bản Dự thảo này, là Bộ GD&ĐT giao các trường ĐH chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các Hội đồng thi. Sở GD&ĐT địa phương chỉ chịu trách nhiệm chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, tài chính; hệ thống máy tính, máy quét ảnh và các thiết bị phụ trợ đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GD&ĐT; phối hợp với lực lượng công an, bảo vệ bảo đảm an ninh, an toàn cho việc chấm thi trắc nghiệm.

Về Ban Chấm chi trắc nghiệm, trường ĐH được Bộ Giáo dục giao nhiệm vụ cử người để Giám đốc Sở Giáo dục ra Quyết định thành lập Ban Chấm thi trắc nghiệm. Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo THPT Quốc gia. Thành phần của Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm: Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo trường ĐH đảm nhiệm Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm điều hành công tác chấm thi trắc nghiệm và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi; có quyền thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những thành viên thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế thi hoặc có nhiều sai sót khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm kiểm tra, xác minh khi có bất thương xảy ra theo yêu cầu của Tổ Giám sát.

Phó Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo các phòng, ban thuộc trường ĐH đảm nhiệm; Tổ thư ký cũng là cán bộ, giảng viên của trường ĐH. Tổ này có nhiệm vụ giúp Trưởng ban chuẩn bị các văn bản, tài liệu, mẫu biểu, biên bản phục vụ công tác chấm thi trắc nghiệm; giao nhận bài thi từ Hội đồng thi; mở, đóng niêm phong túi bài thi; bảo quản bài thi trong thời gian lưu lại phòng chấm chi trắc nghiệm; giám sát thực hiện quy trình chấm thi và thực hiện các công việc khác theo phân công của Trưởng Ban.

Tổ trưởng Tổ chấm bài thi trắc nghiệm là Phó Ban Chấm thi trắc nghiệm; các thành viên là cán bộ kỹ thuật của trường ĐH và không quá 2 cán bộ kỹ thuật được huy động từ các sở Giáo dục địa phương có bài thi được chấm (nếu trường ĐH có yêu cầu). Đây phải là những cán bộ kỹ thuật am hiểu sâu về công nghệ thông tin và phần mềm chấm thi trắc nghiệm.

Tổ Giám sát gồm ít nhất 3 người, trong đó Tổ trưởng là Trưởng phòng/ban hoặc cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra nội bộ, còn các thành viên Tổ Giám sát phải là viên chức của các trường ĐH. Tổ Giám sát làm việc độc lập với các tổ chuyên môn khác, có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm, quy trình bảo quản bài thi tại Phòng Chấm thi theo quy định.


Theo Dự thảo Quy chế, người có người thân dự thi trong năm tổ chức kỳ thi sẽ không được tham gia Ban Chấm thi trắc nghiệm tại địa phương có người thân dự thi.

Về quy định chấm bài thi trắc nghiệm, theo Quy chế, các thành viên Ban Chấm thi, Tổ Giám sát và người đang thi hành nhiệm vụ liên quan không được mang theo bút chì, tẩy và các vật dụng bị cấm khác theo quy định vào phòng chấm thi; không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh với bất kỳ hình hình, lý do gì.

Các phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ Giáo dục cung cấp.

Ngay khi quét xong toàn bộ bài thi trắc nghiệm của Hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu ảnh quét (đã được mã hóa) phải được sao lưu ra đĩa CD hoặc DVD thành 3 bộ đĩa giống nhau, đóng gói niêm phong và bàn giao 1 bộ đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ , 1 bộ đĩa Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, khi sử dụng các bộ đĩa này phải báo cáo Ban Chỉ đạo thi quốc gia; 1 bộ đĩa gửi về Bộ GDĐT để quản lý và giám sát; đồng thời, gửi tệp dữ liệu ảnh quét dưới dạng mã hóa về Bộ GDĐT.

Trong quá trình xử lý kỹ thuật, khi mở niêm phong đĩa CD chứa dữ liệu chấm bài thi trắc nghiệm của Bộ GDĐT phải có sự giám sát của công an và Tổ Giám sát, lập biên bản mở niêm phong rồi mới tiến hành các bước tiếp theo.

Sau khi hoàn thành khâu xử lý kỹ thuật dữ liệu ảnh quét, Tổ Chấm bài thi trắc nghiệm mới được tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp. Thống nhất sử dụng mã bài thi, môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GDĐT. Trong quá trình xử lý, Ban Chấm thi trắc nghiệm phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật và báo cáo kịp thời với Bộ GDĐT.

Ngay sau khi hoàn thành việc chấm toàn bộ bài thi trắc nghiệm của Hội đồng thi, phải lưu các tệp dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm chính thức (được xuất ra từ phần mềm, đảm bảo cấu trúc và yêu cầu theo đúng quy định của Bộ GDĐT) vào 3 bộ đĩa CD hoặc DVD giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản; 1 đĩa gửi về Bộ GDĐT; 1 đĩa bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi để gộp chung (qua phần mềm chuyên dụng) vào cơ sở dữ liệu kết quả thi cùng với kết quả chấm thi các bài thi tự luận và lưu giữ; 1 đĩa Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ , đồng thời, dùng để chuyển các tệp dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm chính thức qua Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia về Bộ GDĐT. Bộ GDĐT thực hiện thanh tra trực tiếp tất cả các nhiệm vụ của Ban Chấm thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế này.

>> Nguồn: Xuân Hưng (Báo Vn Media)

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Thời gian, phương thức tuyển sinh đầu cấp năm học 2019-2020 tại Hà Nội

Năm học 2019-2020, Sở GDĐT Hà Nội tiếp tục duy trì cả 2 phương thức tuyển sinh trực tuyến và trực tiếp, với lịch tuyển sinh từ 1-18.7. Điểm đổi mới rõ nhất là nhiều trường được tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực.
Sở GDĐT Hà Nội tiếp tục duy trì cả 2 phương thức tuyển sinh trực tuyến và trực tiếp. Ảnh: Hải Nguyễn


Năm học mới, Hà Nội sẽ tuyển sinh học sinh vào lớp 1 và lớp 6 các trường công lập theo phương thức xét tuyển theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện, thị xã quy định. Hai hình thức tuyển sinh song song là trực tiếp hoặc trực tuyến tiếp tục được triển khai.

Đây là phương thức đã được thực hiện ổn định từ nhiều năm nay và đã thể hiện được hiệu quả nhất định.

Theo quy định, các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã có trách nhiệm phân tuyến tuyển sinh hợp lý để huy động được số trẻ đến trường với tỉ lệ cao nhất, không để xảy ra hiện tượng quá tải ở các nhà trường trên địa bàn.

Hướng dẫn cũng nêu rõ hạn chế học sinh trái tuyến ở những trường có số lớp quá đông. Nếu sĩ số học sinh/lớp vượt so với quy định của Điều lệ trường học, phòng GDĐT phải có văn bản báo cáo UBND quận, huyện và báo cáo sở GDĐT.

Sở này cũng lưu ý trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến, cha mẹ học sinh có thể đối chiếu hồ sơ tuyển sinh tại trường đăng ký tuyển sinh từ khi nhận thông báo đăng ký tuyển sinh trực tuyến thành công đến hết 18.7.

Riêng đối với các trường THCS được UBND TP Hà Nội công nhận là trường chất lượng cao, tuyển sinh vào lớp 6 không theo tuyến và có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu được lựa chọn phương thức: Xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực. Điểm tuyển sinh là tổng của điểm xét tuyển và điểm kiểm tra, đánh giá năng lực (tính hệ số 2).




Theo quy định của Sở GDĐT Hà Nội, năm học 2019-2020, các trường ngoài công lập không phân tuyến tuyển sinh mà được tuyển sinh toàn thành phố. Căn cứ vào điều kiện thực tế, mỗi nhà trường xây dựng phương thức tuyển sinh hợp lý và báo cáo UBND quận, huyện, thị xã.

Sở yêu cầu các trường thực hiện công khai kế hoạch tuyển sinh, đảm bảo rõ 5 tiêu chí về tuyến tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, phương thức tuyển sinh và trách nhiệm trong công tác tuyển sinh.

Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được tuyển sinh trước thời gian quy định của Sở GDĐT Hà Nội.


Lịch tuyển sinh các trường công lập năm học 2019-2020 tại Hà Nội

1. Tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến:

- Tuyển sinh vào lớp 1: từ 1.7 đến hết 3.7.2019

- Tuyển sinh trẻ 5 tuổi vào trường mầm non: từ 4.7 đến hết 6.7.2019;

- Tuyển sinh vào lớp 6: từ 7.7 đến hết 9.7.2019.

2. Tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp: từ 13.7 đến hết 18.7.2019.

>> Theo:  HUYÊN NGUYỄN

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Tổng hợp các ebook kỹ năng mềm giúp phát triển bản thân

Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và công việc như: kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới…


Sau đây, bài viết này xin giới thiệu đến các bạn những ebook kỹ năng mềm hay nhất giúp bạn phát triển và hoàn thiện bản thân hơn.


6 ebook kỹ năng mềm giúp phát triển bản thân


1. 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực


Đây là một ebook kỹ năng mềm nói về bản chất của quyền lực, cách mà mọi người cạnh tranh với nhau trong công việc, cơ quan nhà nước cũng như tư nhân, gắn liền với cách sống của người Việt Nam.


Qua đây các bạn có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm để có cách ứng xử sao cho phù hợp nhất.

2. Bí mật của sự may mắn



Đừng bao giờ đổ lỗi cho số phận là thông điệp mà tác giả của “Bí mật của sự may mắn” muốn nhắn gửi đến độc giả. Đây là một ebook kỹ năng mềm thú vị, giúp bạn hiểu được bản chất của cuộc sống, để từ đó có phương pháp phấn đấu và hoàn thiện bản thân.

3. Bí mật của trí nhớ siêu phàm



Đây là một ebook khá hay nói về phương pháp để nhớ nhanh, nhớ lâu. Qua ebook kỹ năng mềm này các bạn sẽ học được cách học thuộc lòng trước mỗi lần ôn thi, cách nhớ nhanh, nhớ lâu mọi thứ cực kỳ hữu ích.

4. Đắc nhân tâm



Có thể nói “Đắc nhân tâm” đã quá nổi tiếng và hầu như các bạn ai cũng đã từng nghe đến. Đây là cuốn sách đầu tiên và hay nhất mọi thời đại về nghệ thuật giao tiếp và ứng xử. Nó có tầm ảnh hưởng và mang đến thành công, hạnh phúc cho hàng triệu người trên khắp thế giới.

5. Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý tính sáng tạo và đổi mới


Ngày nay, để tồn tại và giữ vững được vị trí trên thương trường, các công ty phải luôn tự thân vận động và đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Đổi mới được xem như một điểm tựa quan trọng của mọi tổ chức, trong đó tính sáng tạo đóng vai trò thiết yếu trong quy trình đổi mới, giúp cải thiện ý tưởng trong quá trình phát triển.




Ebook kỹ năng mềm “Quản lý tính sáng tạo và đổi mới” – cuốn tiếp theo trong bộ “Cẩm nang Kinh doanh Harvard – Harvard Business Essentials” sẽ hướng dẫn bạn cách khai thác và phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tư duy đổi mới của nhân viên, khám phá được những lời giải đáp mới mẻ cho những vấn đề tưởng như hóc búa nhất.

Với những bí quyết và bài học thực tế, sách còn giúp bạn tìm ra những phương cách mới để nâng cao hiệu quả công việc và đem lại sự thành công cho tổ chức.

6. Ước mơ của bạn nhất định thành hiện thực


Đó là tên một ebook kỹ năng mềm của Kazuo Inamori – một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất của nước Nhật hiện đại.

Inamori được người Nhật gọi là “Honda sống”, một cái tên vừa nói lên tài năng kinh doanh vừa là sự tôn vinh những đóng góp to lớn của ông cho kinh tế Nhật Bản sau Thế chiến Thứ hai.


Cuộc đời của Inamori là câu chuyện về nỗ lực vượt qua số phận để vươn lên. Xuất thân từ tầng lớp thường dân, chỉ tốt nghiệp đại học bình thường, nhưng Inamori lại có óc sáng tạo, tinh thần dám nghĩ dám làm và một nghị lực sắt đá giúp ông vượt qua mọi nghịch cảnh.

GS.TS Kanda Yoshinobu đã nhận xét: “Đây là cuốn sách về lẽ sống của con người mà tác giả của nó đã viết bằng cả tấm lòng… Tác giả mong muốn lớp trẻ, nhất là những người đang lưỡng lự, phân vân trước ngưỡng cửa của cuộc đời sẽ đọc cuốn sách này. Cuốn sách này đề cập việc con người có khả năng phát triển tuyệt vời nếu có ước mơ, hoài bão và nỗ lực để thực hiện những gì mình ấp ủ.

Mỗi cuốn sách hay, cũng như một khóa học thú vị, đều hàm chứa một chủ đề, một ý tưởng chủ đạo được gọi là “sợi dây dẫn đường” liên kết các đầu mối lại với nhau. Hy vọng nhưng ebook kỹ năng mềm trên đây sẽ là mang đến thật nhiều kiến thức bổ ích, giúp bạn bước gần hơn đến thành công trong tương lai.
>> Nguồn: Sưu tầm