This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp

Trong môi trường công sở thì việc giao tiếp khéo léo và chiếm được thiện cảm của đồng nghiệp là một vấn đề rất quan trọng. Bởi lẽ bạn không thể một mình tạo nên thành công mà cần phải có sự giúp đỡ, ủng hộ từ sếp, đồng nghiệp, bạn bè hoặc những ai có liên quan đến công việc của bạn. Vậy làm thế nào để trở nên “dễ mến” hơn trong mắt mọi người, tạo nền tảng cho sự nghiệp của bạn sau này? Thực hiện ngay 8 tuyệt chiêu sau đây, bạn sẽ sớm đạt được mục tiêu của mình. 

8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp

Thân thiện, cởi mở

Sự thân thiện, cởi mở là yếu tố đầu tiên để gắn kết các đồng nghiệp và mở rộng mối quan hệ nơi công sở. “Thương hiệu” của bạn không chỉ thể hiện qua mức độ hoàn thành công việc mà còn ở thái độ tích cực. Chỉ cần một nụ cười tươi hay lời chào vui vẻ khi gặp đồng nghiệp thì đã là cách thể hiện sự thân thiện và cởi mở. Đơn giản như vậy thôi nhưng cũng đủ giúp bạn nhận được thiện cảm từ mọi người xung quanh rồi đấy!

Đối xử với người khác như cách bạn muốn họ đối với mình

Nếu bạn muốn nhận được thứ gì, hãy làm cho người khác những điều tương tự. Cũng như nếu bạn muốn được mọi người yêu quý thì cách duy nhất chính là cư xử hòa nhã với đồng nghiệp, tôn trọng cấp trên. Đây là những người cùng bạn chia sẻ công việc, vượt qua khó khăn và tận hưởng thành công, vì vậy nên tránh gây bất hòa, cãi vã, nhiệt tình giúp đỡ họ khi khó khăn và giữ thái độ bình tĩnh trong giao tiếp, làm việc. Ngoài ra, trong công việc cần có kế hoạch, phân công rõ ràng, thể hiện sự tôn trọng người khác, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Từ đó, mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh sẽ giúp cuộc sống công sở của bạn “dễ thở” hơn. 

Lắng nghe và thấu hiểu

8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp

Lắng nghe và thấu hiểu là điều tối quan trọng trong giao tiếp và ứng xử, là chìa khóa để có được cuộc giao tiếp thành công nơi công sở. Những ý kiến từ đồng nghiệp/ cấp trên, trao đổi công việc cần bạn phải lắng nghe và thực sự chú tâm để từ đó chỉnh sửa, hoàn thiện công việc của bản thân.
Bạn đừng nên nghĩ rằng phải nghe để cố lấy lòng người khác. Lắng nghe "có suy nghĩ" một cách chân thành trước hết để thực sự hiểu được người khác. Vì vậy, hãy học cách lắng nghe từ : khách hàng, đồng nghiệp, bạn bè. Khi lắng nghe ý kiến người khác bạn sẽ có những giải pháp sáng tạo, linh động hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên đặt mình vào vị trí, suy nghĩ của người khác để cư xử, giao tiếp cho phù hợp, tránh làm mất lòng nhau.

“Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Những lời nói dễ nghe không khác gì một loại thuốc chống bệnh trầm cảm một các hữu hiệu, đem lại sự phấn khởi về thể chất và tinh thần cho người nghe. Khi giao tiếp với mọi người, bạn nên chọn cách nói lịch sự, ngôn từ phù hợp và không công kích người khác. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng nói lời dễ nghe chứ không phải nịnh nọt, đùa bỡn. Đừng khiến cho những người xung quanh bị tổn thương bởi những lời nói thiếu suy nghĩ của bạn nhé.

Kiên nhẫn và biết thuyết phục

8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp

Trong ứng xử với mọi người xung quanh, kiên nhẫn là một đức tính không thể thiếu nếu bạn muốn có được lòng tin, sự yêu mến của người khác như câu nói của Napoleon “Ai bền gan thì thắng”. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng thuyết phục, tác động lên suy nghĩ, cảm xúc của người khác để không chỉ có được sự đồng thuận trong công việc, đạt được mục tiêu đề ra mà còn có thể hóa giải được nhiều vấn đề phức tạp trong công việc và cuộc sống.

Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp

Đừng ngại ngần giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hay khi họ cần sự tư vấn của bạn. Đồng nghiệp sẽ đánh giá cao hành động đẹp này và sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần ở những lần sau. Hơn nữa, sự hòa đồng, tốt bụng của bạn sẽ là sợi dây liên kết mọi người với nhau.

Khen ngợi thật lòng

8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp

Đừng tiếc lời động viên, khen ngợi nếu biết được điểm mạnh, thành công của người khác, mà quan trọng là lời khen đó phải chân thành, đúng thời điểm, và đúng hoàn cảnh. Giáo sự Ngô Bảo Châu từng tâm sự rằng cách khen ngợi người khác thật lòng và cách tiếp nhận lời khen là hai kỹ năng sống mà ông mất rất nhiều thời gian mới học được. Khen ngợi là một nghệ thuật, những lời khen chân thành, không chứa ẩn ý phía sau khiến người nhận cảm thấy vui thích và hăng hái; ngược lại, lời khen trở thành câu cửa miệng sẽ trở nên vô giá trị, thậm chí sẽ tạo cảm giác hoài nghi cho người tiếp nhận.

Khéo léo đối mặt với ý kiến trái chiều

Mỗi người sẽ có một lối sống, tư duy, cảm xúc khác nhau nên không thể hoàn toàn áp đặt suy nghĩ người này cho người khác. Cho dù là khi đối mặt với ý kiến trái ngược với mình thì hãy luôn nhớ rằng mỗi một ý kiến ở một quan điểm khác nhau đều đáng giá để chúng ta tiếp thu, học hỏi. Cho nên, bạn cần khéo léo cân nhắc, cảm ơn họ vì những ý kiến đóng góp, bên cạnh đó cũng không quên bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân của mình. Không ai là hoàn hảo cả, bạn hãy cân nhắc các ý kiến trái chiều để bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện ý tưởng cho công việc của bạn được hiệu quả hơn.

Cách giao tiếp khéo léo để lấy lòng người khác là một thứ nghệ thuật phải rèn dũa trong thời gian dài mới có thể ứng dụng linh hoạt trong giao tiếp. Vì vậy, hãy từng bước thực hiện những tuyệt chiêu trên và cùng với một chút tinh tế trong cư xử, bạn sẽ thấy rằng để được mọi người yêu quý không phải việc nằm quá xa tầm tay.

Phương Thảo

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT: Băn khoăn vì áp lực thi cử lớn

Bộ GD&ĐT đề xuất thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp đối với giáo dục THPT theo hướng giảm 20% điểm trung bình cả năm lớp 12 so với năm 2018 đang được nhiều người đồng tình nhưng cũng không ít ý kiến phản đối vì học sinh sẽ bị áp lực thi cử rất lớn.
Thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT Băn khoăn vì áp lực thi cử lớn
Bộ GD&ĐT đang đề xuất cách tính xét điểm tốt nghiệp 70% điểm bài thi tốt nghiệp, 30% điểm trung bình lớp 12. Ảnh: Công Hùng

Đề nghị ổn định tỷ lệ 50% - 50%

Theo cách tính mới của Bộ GD&ĐT, điểm xét tốt nghiệp THPT bao gồm 70% điểm 4 bài thi tốt nghiệp cộng với 30% điểm trung bình cả năm lớp 12; trong khi năm ngoái tỷ lệ được sử dụng là 50% - 50%. Thầy Trần Mạnh Tùng - giáo viên Toán, trường THPT Lương Thế Vinh không đồng tình với quan điểm mới này của Bộ GD&ĐT bởi sẽ tăng áp lực cho học sinh ôn thi.


Bộ GD&ĐT đang đề xuất cách tính xét điểm tốt nghiệp 70% điểm bài thi tốt nghiệp, 30% điểm trung bình lớp 12. Ảnh: Công Hùng


“Học sinh lớp 12 sẽ phải lo lắng nhiều hơn đối với cả những môn không dùng kết quả để xét tuyển đại học. Nếu các em bị điểm thấp thì có thể không đỗ tốt nghiệp THPT. Tôi đã lấy nhiều ví dụ về phép chia theo cách tính xét tốt nghiệp 50% - 50%, học sinh đạt được điểm thi thế này thì đỗ nhưng khi áp 70% - 30% lại trượt” - thầy Tùng phân tích và chỉ ra lý do thứ hai không nên áp dụng tỷ lệ 70% - 30%. Đó là, với việc năm nay Bộ GD&ĐT sẽ có nhiều điều chỉnh kỹ thuật khi tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nên thí sinh ở trong phòng thi sẽ bị áp lực cao hơn và căng thẳng hơn. Như thế, vô hình trung Bộ GD&ĐT lại không làm đúng điều Bộ và mọi người mong muốn là giảm áp lực thi cử cho học trò.

Lại cũng có những ý kiến rằng, khi Bộ GD&ĐT lấy tỷ trọng 70% điểm bài thi tốt nghiệp và 30% điểm trung bình lớp 12 sẽ mâu thuẫn với chủ trương tới đây xét tốt nghiệp theo hướng đánh giá cả quá trình.

Hơn nữa, một bài thi được làm trong thời gian 60, 90 hay 120 phút sẽ không thể đánh giá khách quan được bằng cả quá trình học. Đó là chưa xét tới yếu tố bị căng thẳng khiến kết quả làm bài không tốt. Vì thế, việc nâng tỷ trọng tính điểm bài thi tốt nghiệp lên 70% để tránh nới điểm ở lớp 12 chẳng khác nào “đánh bùn sang ao”.

Không đồng tình việc năm nào Bộ GD&ĐT cũng thay đổi, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng đề nghị vẫn nên áp dụng cách tính điểm xét tốt nghiệp 50% điểm bài thi tốt nghiệp và 50% điểm trung bình lớp 12 như năm 2018. “Tôi đề nghị tới đây khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT nên bỏ cách tính xét tốt nghiệp có cộng điểm lớp 12 thì học sinh mới lo học” - ông Tùng Lâm nêu quan điểm.

70% - 30% để học sinh nỗ lực


Trong khi đó, lại có không ít lãnh đạo trường THPT ủng hộ với đề xuất 70% - 30% trong dự thảo sửa đổi Quy chế thi THPT của Bộ GD&ĐT. Bởi, những năm trước, khi sử dụng 50% điểm bài thi tốt nghiệp và 50% điểm trung bình lớp 12 đã dẫn đến tình trạng việc đánh giá chưa sát với năng lực, trình độ thực tế của học sinh.

“Khi sử dụng điểm của lớp 12 vào xét tốt nghiệp, số lượng học sinh khá giỏi tăng lên nhanh chóng do các thầy cô nâng điểm cho học trò. Việc đánh giá không thực chất khiến học sinh không tích cực học tập, ôn luyện cho kỳ thi mà có tâm lý ỉ lại, trông chờ”- thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường THCS&THPT Lê Quý Đôn nhận định.

Cùng quan điểm, thầy Đoàn Minh Châu - Hiệu trưởng trường THPT Minh Khai thông tin thêm: Có những thí sinh làm bài thi tốt nghiệp đạt điểm thấp nhưng điểm học tập của môn đó trong học bạ lại rất cao. Do đó, để xét tốt nghiệp một cách khách quan, rất cần áp dụng cách tính 70% - 30% như đề xuất của Bộ GD&ĐT. Thầy Châu cũng cho rằng, mọi người không nên quá lo lắng về áp lực phòng thi ảnh hưởng đến kết quả làm bài, bởi để đạt được điểm 5 mỗi bài thi không quá khó với học sinh. Thậm chí, cách tính điểm bài thi 70%, học sinh nào ôn tập tốt đạt điểm cao có khi lại gỡ gạc cho điểm trung bình lớp 12.

Với vai trò là giáo dục, cô Nguyễn Thị Phương Anh - Phó Hiệu trưởng trường THPT Đoàn Thị Điểm muốn Bộ GD&ĐT duy trì cách tính 50% - 50% để học sinh đỡ bị áp lực. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại dở ở chỗ khi áp lực ít thì tinh thần học tập của học sinh kém đi, khi áp lực cao thì tinh thần học tập lại tăng lên. Những học sinh giỏi sẽ không quan tâm tới tỷ lệ cộng điểm trung bình lớp 12 là 50% hay 30%. Nhưng học sinh yếu lại thích tỷ trọng 50% - 50% để không phải học nhiều.

“Mọi năm, các học sinh đạt 7,0 điểm trung bình lớp 12 chỉ cần làm bài thi đạt 3 điểm là đậu tốt nghiệp. Như thế, việc học ôn các môn thi tốt nghiệp không quá căng thẳng mà chủ yếu vào các môn xét tuyển đại học. Năm nay, nếu Bộ áp tỷ lệ 70% - 30% thì với 7,0 điểm trung bình lớp 12, các em phải đạt 4 điểm thi mới đỗ tốt nghiệp. Nhưng tôi vẫn muốn Bộ áp tỷ lệ này để học sinh thấy áp lực và nỗ lực hơn trong học tập cũng như ôn luyện” - cô Phương Anh đề xuất.


"Từ đầu năm học, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các nhà trường tổ chức dạy học, ôn tập phù hợp với từng nhóm đối tượng, phân phối thời gian, thời lượng đều ở các môn và không được cắt xén chương trình ở bất kỳ môn học nào nhằm tránh hiện tượng học lệch. Ngoài ra, các nhà trường phải tuân thủ nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định, bảo đảm trung thực trong dạy học, kiểm tra." - Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Nội Kiều Văn Minh

"Năm 2018 nhà trường vẫn còn một số em có điểm dưới 5 trong kỳ thi THPT quốc gia vì học lệch. Để hạn chế tình trạng này, ngoài việc triển khai kế hoạch học tập, ôn luyện để các em tiếp cận kiến thức, kỹ năng đều ở các môn, nhà trường khuyến khích các em phát huy ở những môn vốn là thế mạnh như tiếng Anh, Ngữ văn và những môn có tính ứng dụng... " - Phó Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa) Cao Thị Thanh Nga

>> Nguồn: Báo kinh tế đô thị