This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

14 điều tuyệt đối không nên chia sẻ khi phỏng vấn xin việc


Trong cuộc phỏng vấn xin việc, bạn có thể chia sẻ rất nhiều thứ, song có những điều tuyệt đối bạn không nên nói ra. Bởi nếu nói ra, bạn sẽ có thể bị loại ngay từ vòng phỏng vấn. Khi tham dự một buổi phỏng vấn, bạn cần phải cố gắng hết sức mình để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là lựa chọn tốt nhất cho công việc. Tuy nhiên sự căng thẳng trong quá trình phỏng vấn có thể khiến bạn không thể hiện được hết khả năng của bản thân và đưa ra những câu trả lời không như mong muốn.


Những điều không nên chia sẻ khji phỏng vấn xin việc



Bạn có thể đánh lỡ cơ hội nhận được việc cho dù bạn là người có tài năng và nhiều kinh nghiệm. Vì vậy hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để sớm tìm được công việc trong mơ của mình nhé.

1. Mức lương cho công việc này là bao nhiêu?

Bạn nên hiểu mức lương được trả với đúng khả năng làm việc, đợi đến khi làm được việc hãy nói. Đề cập đến chuyện lương thưởng trong buổi gặp gỡ đầu tiên là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt khi bạn đang đi xin việc. Bởi điều đó cho thấy điều bạn quan tâm nhất với công việc này là bao nhiêu tiền mà thôi.

2. Chê bai sếp cũ

 Nếu bạn liên tục chê bai sếp cũ là bất tài, ngốc nghếch ngay trong cuộc phỏng vấn xin việc có thể khiến nhà tuyển dụng mới nghi ngại và cho rằng sẽ khó mà quản lý nổi bạn.

3. Tôi sẽ ngồi vào vị trí của ông/bà trong 5 năm tới

 Nếu bạn tỏ ra tự tin khi nói rằng bạn sẽ ngồi vào vị trí của nhà tuyển dụng trong 5 năm tới thì có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn hơi quá tự cao và ngạo mạn. Tự tin là điều tốt, nhưng đừng ngạo mạn quá sẽ khiến người đối diện mất cảm tình với bạn.

4. Tôi ghét công việc hiện tại

Những điều không nên chia sẻ khi phỏng vấn xin việc

 Khi trả lời tại sao bạn lại xin vào vị trí này thì tốt hơn hết bạn nên đề cập đến những điểm hấp dẫn của công việc mới hơn là tỏ thái độ bất mãn, chán ghét với công việc hiện tại. Và khi nói về công việc cũ bạn nên nhấn mạnh đến những kỹ năng sống và kinh nghiệm mà bạn đang có sẽ giúp ích gì cho công việc mới hơn là thái độ của bạn ra sao với công việc đó.

5. Tán tỉnh người phỏng vấn

Nhìn anh/cô tuyệt đấy! Hãy tránh tối đa những câu đại loại như vậy, bởi nó chẳng hề liên quan gì đến những vấn đề đang phỏng vấn mà còn khiến nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đang tán tỉnh hay cợt nhả họ.

6. Không thừa nhận có khuyết điểm/thiếu sót

 Nếu bạn trả lời rằng tôi không có bất kỳ điểm yếu nào khi người phỏng vấn hỏi về những nhược điểm của bạn. Ai cũng có những điểm yếu và bạn cần có sự chuẩn bị để chia sẻ về những điểm yếu đó. Tuy nhiên nên đảm bảo rằng những điểm yếu đó không có ảnh hưởng gì đến công việc. Thừa nhận những sai lầm cũng là cách để bạn cải thiện nó sao cho có hiệu quả hơn trong những lần sau.

7. Hỏi về những điều tiêu cực của công ty

Những câu đại loại như “tại sao lợi nhuận của công ty ông/bà lại sụt giảm trong 2 quý vừa qua?” không nên nói ra trong buổi phỏng vấn, bởi ở khía cạnh nào đó nó sẽ lái câu chuyện theo chiều hướng tiêu cực. Thay vào đó, bạn nên đặt những câu hỏi trung tính hơn như “Theo ông/bà, thách thức lớn nhất mà công ty phải đối mặt thời điểm này là gì?”


8. Hỏi về mức thưởng trong các kỳ nghỉ?

Những điều không nên chia sẻ khi phỏng vấn xin việc


 Những câu hỏi như ‘liệu tôi có được làm việc ở nhà không?” hay “kỳ nghỉ tôi sẽ được thưởng bao nhiêu?” không nên đặt ra khi bạn đang là ứng viên trong vòng phỏng vấn. Những câu hỏi như vậy nên đặt ra sau khi bạn đã được nhận vào hoặc khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về động lực làm việc của bạn.

9. Ông/bà sẽ hối tiếc nếu không thuê tôi

Nếu bạn tự tin nói rằng “ông/bà sẽ hối tiếc nếu không thuê tôi. Vì tôi là người có đủ tiêu chuẩn nhất cho vị trí này” thì đó là điều sai lầm trừ phi bạn đã nắm được thông tin và đánh giá khả năng của những ứng viên khác. Nhưng điều đó là không thể. Quá tự tin đôi khi cũng gây phản ứng ngược cho người tuyển dụng.

10. Tôi không có câu hỏi gì

 Bạn không nên nói ra điều này vì chứng tỏ bạn chưa chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này hoặc bạn không hứng thú với buổi phỏng vấn. Nên chuẩn bị vài câu hỏi về công ty để tỏ rõ bạn có tìm hiểu kỹ về công ty hoặc hỏi lại người phỏng vấn về những điều đã chia sẻ để chứng tỏ bạn rất tập trung với cuộc phỏng vấn này. Bạn nên hỏi sơ qua về vị trí bạn đang phỏng vấn nếu trúng tuyển: Mức độ, trách nhiệm của công việc.


11.  “Sếp của tôi là một kẻ ngốc” hay “Tôi rời bỏ công ty cũ vì môi trường làm việc ở đó vô cùng tệ”

Đừng bao giờ nói xấu sếp hiện tại hay sếp cũ của bạn. Dù bạn có gặp bất đồng với đồng nghiệp, sếp hay công ty cũ thì cũng không nên để người phỏng vấn biết điều này. Phàn nàn về những người khác sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về thái độ của bạn đối với công ty của họ nếu sau này họ tuyển dụng bạn. Hãy nói những câu chung chung như “Tôi đang tìm kiếm một môi trường làm việc mới” hoặc “Mục tiêu nghề nghiệp của tôi đã thay đổi” nếu bạn được hỏi chi tiết về mong muốn của bạn đối với vị trí mới.

12. “Cuộc phỏng vấn này kéo dài bao lâu? Lát nữa tôi có một cuộc hẹn rồi” hoặc “Ông/bà có phiền không nếu tôi gọi điện một chút?”

Những điều không nên chia sẻ khi phỏng vấn xin việc


Hỏi như vậy cho thấy bạn không hề tôn trọng nhà tuyển dụng – một điều hết sức nên tránh trong buổi phỏng vấn việc làm. Thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn rất quan tâm đến công việc là điều cần làm. Bạn nên đến tham gia buổi phỏng vấn đúng giờ hoặc sớm hơn vài phút nếu có thể. Luôn tỏ thái độ chăm chú trong suốt buổi phỏng vấn bằng cách ghi chép, nhìn vào mắt nhà tuyển dụng khi trao đổi, gật đầu khi đồng ý hoặc hiểu rõ quan điểm của họ. Bạn nên tránh khoanh tay, dậm chân hoặc những dấu hiệu thể hiện sự thiếu kiên nhẫn. Nếu bạn thật sự có hẹn sau buổi phỏng vấn, hãy dự trù một khoảng thời gian vừa đủ để tránh trường hợp buổi phỏng vấn kéo dài hơn dự tính.

13. “Tôi không muốn làm việc muộn” hoặc ‘Tôi không thích học PowerPoint”

Nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận bạn là con người không năng động, lười học hỏi nếu bạn nói những câu như vậy. Bạn luôn phải sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới về vị trí mà mình đang quan tâm, cho dù đó là vấn đề bạn không hề thích thú. Ngoài ra nếu bạn muốn được nhận mức lương cao hoặc được thăng tiến nhanh chóng thì rất có thể bạn phải làm việc trong cả kỳ nghỉ. Vì vậy nếu bạn không muốn làm thêm giờ hay đi công tác, hãy cho nhà tuyển dụng biết để họ có thể chọn được người phù hợp.

14. “May mắn là tôi không hề có một thói quen xấu nào” hoặc “ Tôi là một người ưa thích tiệc tùng”

Bạn muốn cho nhà tuyển dụng hiểu về tính cách cá nhân của mình khi nhân được câu hỏi “Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân bạn”. Tuy nhiên bạn nên cẩn trọng để không nói quá chi tiết hoặc quá phô trương về bản thân mình. Vì đây chính là thông tin tương đối chính xác để nhà tuyển dụng có những đánh giá khách quan về con người bạn.  Những điểm mạnh của ứng viên là phẩm chất quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng dựa vào để đánh giá các ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm tương đương nhau. Phỏng vấn là cơ hội đầu tiên để bạn thể hiện được những điểm mạnh của mình vì vậy hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi bạn nói bất cứ điều gì với nhà tuyển dụng.

>> Nguồn: Tuyendung.com.vn


Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Luyện đọc tiếng Anh qua bài “3 cách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu”

Một trong các kỹ năng chúng ta phải học và rất quan trọng đó chính là luyện đọc tiếng Anh, hãy bỏ qua những câu đơn giản đi, bởi chúng ta phải nâng cấp mở rộng ở những bài dài để học được tốt và đẩy nhanh tiến độ nhiều hơn.

Luyện đọc tiếng Anh


Bài luyện đọc tiếng Anh “3 cách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu”


Hãy đảo mắt tìm từ mới và đọc bài viết sau để dịch nghĩa nhé! Bạn sẽ học được rất nhiều từ mới và cấu trúc ngữ pháp trong bài. Thông qua đây không những chúng ta được rèn luyện kỹ năng “Reading” mà sẽ biết thêm ba cách học đầy thú vị nữa đấy, nào mình cùng nhau đọc ngay thôi!

3 ways to learn English for beginners.

Listening to English regularly is one of the most effective ways to learn English.
For scientists, linguistics is one of the most important areas of research. Because language learning is quite complex, this is also a big reason for the difference between humans and animals.

Science learns about the functioning of the human brain and how they learn and speak. Many scientific studies focus on learning how to learn human language. In it, some research seeks to explain why people learn the language; Others find the benefits of language learning. Some studies focus on infants, begin to learn to speak; others learn the language learning of adults.

Understand the reason and method of learning the language, you can learn English quickly and easily. Here are three simple and scientific ways for beginners to learn English.

Understand the reason and method of learning the language, you can learn English quickly and easily.

Listen to English regularly

Researchers use special terminology to talk about language learning, which is unconscious or latent. This learning takes place even when you do not need to try or sit down at the desk and do not need to focus. You just need to hear so much English can learn. Because your brain automatically absorbs English sounds, voices, words and grammar, even if you do not listen, speak or write.

It is interesting that you can learn English by hearing what they are saying. Many studies have shown that people have the ability to learn any language by listening. This is the most natural way to learn. Evidence is specific to children. When they are small, they can not speak but listen. They spend a lot of time listening before they can understand what the other person is saying and gain proficiency in the language.

So, the first thing you need to do is listen to English anytime, anywhere, whenever possible via TV, listen to music, audiobooks ... You should also go to places where you can hear native speakers. talk, communicate with each other. However, you do not have to make yourself sit and concentrate high to listen. Instead, you can listen to English, take a walk, visit, cook, do housework or exercise ... as long as the English sounds still ring in your ear.

According to many studies, learning a new language helps the human brain grow bigger. This shows that the faster your brain grows, the easier it is to learn your language. In addition, the interesting thing is that the human brain will react differently to different sounds.

One of the hardest things to learn in a new language is the sounds (consonants, vowels ...), the pronunciation. In English, there will be some sounds that your mother tongue never uses. However, no matter how different the two languages ​​are, they will still have similarities.

The learner's task is to understand the sound in English so that you can recognize the correct word - wrong word. For example, you want to write the word "ghost" and you do not know for sure that the letter "h" or "g" comes first. If you know the pronunciation of English, you will find the sound "hg" very difficult to say. Based on this, learners can write the word correctly.


Learning a language by linking words and pictures is a very useful way to speed up your acquisition. For example, when you hear the "barbeque" bark, you will think of the dog; When you see a picture of the sun, you will think of the word "sun", "warm" or "hot". You will not have to think much to "turn on" these words in English because they are automatically set in your mind.

Instead of remembering the definition of words in a tedious way, you can connect them to the image by looking up Google Image or drawing a lively picture when encountering a new word, phrase ... Also , you can also put that new word in a sentence, a specific context to remember from a longer time.

Hãy luyện đọc tiếng Anh mỗi ngày để ngày càng tiến bộ hơn các bạn nhé! Chúc các bạn học tốt!

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Động từ và cụm động từ hay gặp trong tiếng Anh


Cấu trúc chuẩn của một câu thông thường, phải có chủ thể và hành động, trong tiếng Anh cũng thế động từ và cụm động từ cũng được coi như những bộ phận chính và đóng vai trò quan trọng trong câu. Chúng ta cùng đi liệt kê xem có những loại nào được xếp vào vị trí này nhé!



Động từ và cụm động từ tiếng Anh thông dụng


Danh sách động từ và cụm động từ trong tiếng Anh thông dụng


Dưới đây là bài liệt kê theo các chữ cái thứ tự ABC về động từ và cụm động từ, mời bạn theo dõi và tham khảo để sử dụng khi nói về các hoạt động.


A

account for: chiếm, giải thích

allow for: tính đến, xem xét đến

ask after: hỏi thăm sức khỏe

ask for: hỏi xin ai cái gì

ask sb in/ out: cho ai vào/ ra

advance in: tấn tới

advance on: trình bày

advance to: tiến đến

agree on sth: đồng ý với điều gì

agree with: đồng ý với ai, hợp với, tốt cho
answer to: hợp với
answer for: chịu trách nhiệm về
attend on (upon): hầu hạ

attend to: chú ý

B

back up: ủng hộ, nâng đỡ
bear on: có ảnh hưởng, liên lạc tới
become of: xảy ra cho
begin with: bắt đầu bằng
begin at: khởi sự từ
believe in: tin cẩn, tin có
belong to: thuộc về
bet on: đánh cược vào
be over: qua rồi
be up to sb to V: ai đó có trách nhiệm phải làm gì
bear up: xác nhận
bear out: chịu đựng
blow out: thổi tắt
blow down: thổi đổ
blow over: thổi qua
break away: chạy trốn
break down: hỏng hóc, suy nhược
break in (to+O): đột nhập, cắt ngang
break up: chia tay, giải tán
break off: tan vỡ một mối quan hệ
bring about: mang đến, mang lại
bring down: hạ xuống
bring out: xuất bản
bring up: nuôi dưỡng
bring off: thành công, ẵm giải
burn away: tắt dần
burn out: cháy trụi

C

Call in/on at one's house: ghé thăm nhà ai
Call at: ghé thăm
Call up: gọi đi lính, gọi điện thoại, nhắc lại kỉ niệm
Call off: huỷ bỏ
Call for: yêu cầu, mời gọi
Care about: quan tâm, để ý tới
Care for: muốn, thích, quan tâm chăm sóc
Care for: thích, săn sóc
Carry away: mang đi, phân phát
Carry on: tiếp tục
Carry out: tiến hành, thực hiện
Carry off: ẵm giải
Catch on: trở nên phổ biến, nắm bắt kịp
Catch up with: bắt kịp
Chew over: nghĩ kĩ
Check in/out: làm thủ tục ra/vào
Check up: kiểm tra sức khoẻ
Clean out: dọn sạch, lấy đi hết
Clean up: dọn gọn gàng, làm sáng tỏ
Clear away: lấy đi, mang đi
Close down: phá sản, đóng cửa nhà máy
Close in: tiến tới
Close up: xích lại gần nhau
Close with: tới gần
Close about: vây lấy
Come over/round: đến thăm
Come round: hồi tỉnh
Come down: sụp đổ, giảm
Come down to: là do
Come up: đề cập đến, nhô lên, nhú lên
Come up with: nảy ra, loé lên
Come up against: đương đầu, đối mặt
Come out: xuất bản
Come out with: tung ra sản phẩm
Come about: xảy ra
Come across: tình cờ gặp
Come apart: vỡ vụn
Come along/ on with: hòa hợp, tiến triển
Come into: thừa kế
Come off: thành công, rớt ra, bong ra
Count on sb for sth: trông cậy vào ai
Come to: lên tới
Consign to: giao phó cho
Cross out: gạch đi, xoá đi
Cry for: khóc đi
Cry for sth: kêu đói
Cry for the moon: đòi cái ko thể
Cry with joy: khóc vì vui
Cut sth into: cắt vật gì thành
Cut into: nói vào, xen vào
Cut back on/cut down on: cắt giảm (chi tiêu)
Cut in: cắt ngang
Cut sth out off sth: cắt cái gì rời khỏi cái gì
Cut off: cô lập, cách ly  ngừng phục vụ
Cut up: chia nhỏ


D

delight in: thích thú về
depart from: bỏ, sửa đổi
do with: chịu đựng
do for a thing: kiếm ra một vật
Die away/die down: giảm đi, dịu đi (về cường độ)
Die out/die off: tuyệt chủng
Die for: thèm gì đến chết
Die of: chết vì bệnh gì
Do away with: bãi bỏ, bãi miễn
Do up: trang trí
Do with : làm được gì nhờ có
Do without: làm được gì mà không cần
Draw back: rút lui
Drive at: ngụ ý, ám chỉ
Drop in at one's house: ghé thăm nhà ai
Drop off: buồn ngủ
Drop out of school: bỏ học

E

Eat up: ăn hết
Eat out: ăn ngoài
End up: kết thúc


F
Face up to: đương đầu, đối mặt
Fall back on: trông cậy, dựa vào
Fall in with: mê cái gì
Fall in love with sb: yêu ai đó say đắm
Fall behind: chậm hơn so với dự định, rớt lại phía sau
Fall through: hoãn lại
Fall off: giảm dần
Fall down: thất bại
Fell up to: cảm thấy đủ sức làm gì
Fill in: điền vào
Fill up with: đổ đầy
Fill out: điền hết, điền sạch
Fill in for: đại diện, thay thế
Find out: tìm ra

G

Get through to sb: liên lạc với ai
Get through: hoàn tất, vượt qua
Get into: đi vào , lên (xe)
Get in: đến , trúng cử
Get off: cởi bỏ, xuống xe, khởi hành
Get out of: tránh xa
Get down: đi xuống, ghi lại
Get sb down: làm ai thất vọng
Get down to doing: bắt đầu nghiêm túc làm vịêc gì
Get to doing: bắt tay vào làm việc gì
Get round...(to doing): xoay xở, hoàn tất
Get along/on with: hòa hợp với
Get sth across: làm cho cái gì được hiểu
Get at: đạt đến
Get back: trở lại
Get up: ngủ dậy
Get ahead: vượt trước ai
Get away with: cuỗm theo cái gì
Get over: vượt qua
Get on one's nerves: làm ai phát điên, chọc tức ai
Give away: cho đi, tống đi, tiết lộ bí mật
Give st back: trả lại
Give in: bỏ cuộc
Give way to: nhượng bộ, đầu hàng, nhường chỗ cho ai
Give up: từ bỏ
Give out: phân phát, cạn kiệt
Give off: toả ra, phát ra (mùi hương, hương vị)
Go out: đi ra ngoài , lỗi thời
Go out with: hẹn ḥò
Go through: kiểm tra, thực hiện công việc
Go through with: kiên trì bền bỉ
Go for : cố gắng giành đc
Go in for: tham gia vào
Go with: phù hợp
Go without: kiêng nhịn
Go off: nổi giận, nổ tung, thiu/hư (thức ăn)
Go off with: cuỗm theo
Go ahead: tiến lên
Go back on one's word: không giữ lời
Go down with: mắc bệnh
Go over: kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng
Go up: tăng, đi lên, vào đại học
Go into: lâm vào
Go away: cút đi, đi khỏi
Go round: đủ chia
Go on: tiếp tục
Grow out of: lớn vượt khỏi
Grow up: trưởng thành




H
Hand down to: truyền lại (cho thế hệ sau)
Hand in: giao nộp (bài, tội phạm )
Hand back: giao lại
Hand over: trao trả quyền lực
Hand out: phân phát
Hang round: lảng vảng
Hang on = hold on = hold off: cầm máy (điện thoại )
Hang up (off): cúp máy
Hang out: treo ra ngoài
Hold on off: hoãn lại
Hold on: cầm máy
Hold back: kiềm chế
Hold up: cản trở / trấn lột

J

Jump at a chance/an opportunity: chộp lấy cơ hội
Jump at a conclusion: vội kết luận
Jump at an order: vội vàng nhận lời
Jump for joy: nhảy lên vì sung sướng
Jump into (out of): nhảy vào ( ra)


K
Keep away from = keep off: tránh xa
Keep sb back from: ngăn cản ai không làm gì
Keep sb from: ngăn cản ai khỏi
Keep sb together: gắn bó
Keep up: giữ lại , duy trì
Keep up with: theo kip ai
Keep on = keep V-ing: cứ tiếp tục làm gì
Knock down: kéo đổ , sụp đổ, san bằng
Knock out: hạ gục ai

L
Lay down: ban hành , hạ vũ khí
Lay out: sắp xếp, lập dàn ý
Leave sb off: cho ai nghỉ việc
Leave out: bỏ sót
Let sb down: làm ai thất vọng
Let sb in/out: cho ai vào/ra, phóng thích ai
Let sb off: tha bổng cho ai
Lie down: nằm nghỉ
Live up to: sống xứng đáng với
Live on: sống dựa vào
Lock up: khóa chặt ai
Look after: chăm sóc
Look at: quan sát
Look back on: nhớ lại hồi tưởng
Look round: quay lại nhìn
Look for: tìm kiếm
Look forward to V-ing: mong đợi , mong chờ
Look in on: ghé thăm
Look up: tra cứu (từ điển, số điện thoại)
Look into: xem xét , nghiên cứu
Look on: đứng nhìn thờ ơ
Look out: coi chừng
Look out for: cảnh giác với
Look over: kiểm tra
Look up to: tôn trọng
Look down on: coi thường

M
Make up: trang điểm, bịa chuyện
Make out: phân biệt
Make up for: đền bù, hoà giải với ai
Make the way to: tìm đường đến
Mix out: trộn lẫn, lộn xộn
Miss out: bỏ lỡ
Move away: bỏ đi, ra đi
Move out: chuyển đi
Move in: chuyển đến

>> Xem thêm: Nguyên tắc cần nhớ khi học tiếng Anh cấp tốc


O
Order sb about sth: sai ai làm gì
Owe sth to sb: có được gì nhờ ai

P
Pass away: qua đời
Pass by: đi ngang qua, trôi qua
Pass on to: truyền lại
Pass out: ngất
Pay sb back: trả nợ ai
Pay up the dept: trả hết nợ nần
Point out: chỉ ra
Pull back: rút lui
Pull down: kéo đổ , san bằng
Pull in to: vào( nhà ga )
Pull sth out: lấy cái ǵì ra
Pull over at: đỗ xe
Put sth aside: cất đi, để dành
Put sth away : cất đi
Put through to sb: liên lạc với ai
Put down: hạ xuống
Put down to: lí do của
Put on: mặc vào; tăng cân
Put up: dựng lên, tăng giá
Put up with: tha thứ, chịu đựng
Put up for: xin ai ngủ nhờ
Put out: dập tắt
Put sth/sb out: đưa ai/cái gì ra ngoài
Put off: trì hoãn

R
Run after: truy đuổi
Run away/ off from: chạy trốn
Run out (of): cạn kiệt
Run over: đè chết
Run back: quay trở lại
Run down: cắt giảm, ngừng phục vụ
Run into: tình cờ gặp, đâm xô, lâm vào
Ring after: gọi lại sau
Ring off: tắt máy (điện thoại)

S
Save up: để dành
See about = see to: quan tâm, để ý
See sb off: tạm biệt
See sb though: nhận ra bản chất của ai
See over = go over: Kiểm tra
Send for: yêu cầu, mời gọi
Send to:đưa ai vào (bệnh viện, nhà tù)
Send back: trả lại
Set out/off: khởi hành, bắt đầu
Set in: bắt đầu (dùng cho thời tiết)
Set up: dựng lên
Set sb back: ngăn cản ai
Settle down : an cư lập nghiệp
Show off: khoe khoang , khoác lác
Show up: đến tới
Shop round: mua bán loanh quanh
Shut down: sập tiệm, phá sản
Shut up: ngậm miệng lại
Sit round: ngồi nhàn rỗi
Sit up for: chờ ai cho tới tận khuya
Slown down: chậm lại
Stand by: ủng hộ ai
Stand out: nổi bật
Stand for: đại diện, viết tắt của, khoan dung
Stand in for: thế chỗ của ai
Stay away from: tránh xa
Stay behind: ở lại
Stay up: thức khuya
Stay on at: ở lại trường để học thêm

T

Take away from: lấy đi, làm nguôi đi
Take after: giống ai như đúc
Take sb/sth back to: đem trả laị
Take down: lấy xuống
Take in: lừa gạt ai, hiểu
Take on: tuyển thêm, lấy thêm người
Take off: cất cánh, cởi tháo bỏ cái gì
Take over: giành quyền kiểm soát
Take up: đảm nhận, chiếm giữ (không gian), bắt đầu làm gì (thành thú tiêu khiển)
Take to: yêu thích
Talk sb into st: thuyết phục ai
Talk sb out of: cản trở ai
Throw away: ném đi, vứt hẳn đi
Throw out: vứt đi, tống cổ ai
Tie down: ràng buộc
Tie in with: buộc chặt
Tie sb out: làm ai đó mệt lả
Tell off: mắng mỏ
Try on: thử (quần áo)
Try out: thử...(máy móc)
Turn away = turn down: từ chối
Turn into: chuyển thành
Turn out: hóa ra là
Turn on/off: mở, tắt
Turn up/down: vặn to, nhỏ (âm lượng)
Turn up: xuất hiện, đến tới
Turn in: đi ngủ

U

Use up: sử dụng hết, cạn kiệt
Urge sb into/out of: thuyết phục ai làm gì/không làm gì

W

Wait for: đợi
Wait up for: đợi ai đến tận khuya
Watch out/over: coi chừng
Watch out for sth/sb: coi chừng cái gì/ai đó
Wear off: mất tác dụng, biến mất, nhạt dần
Wear sb out: làm ai mệt lả người
Work off: loại bỏ
Work out: tìm ra cách giải quyết
Work up: làm khuấy động
Wipe out: huỷ diệt
Write down: viết vào

Trên đây là hệ thống động từ và cụm động từ thông dụng có tính áp dụng nhiều trong sinh hoạt đời sống và giao tiếp mà Benative gửi tới bạn, hy vọng sẽ giúp ích và góp phần nhỏ vào hỗ trợ việc tự học ngữ pháp tại nhà. Chúc các bạn học tập thật tốt và hiệu quả!