This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Chi tiết số tiết học của từng cấp trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh lớp 1, 2 học ít nhất với 875 tiết, học sinh lớp 4, 5 học 1.050 tiết.

Chiều 27/12, Bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Chương trình này giảm tải so với chương trình hiện hành về số môn học, số giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện học sinh lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường hoạt động thực hành.

Chương trình giáo dục phổ thông mới chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Chi tiết số tiết học của từng cấp trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Ở cấp Tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2). Như vậy, ở bậc học xuất hiện môn học mới là Tin học và Công nghệ.

Chi tiết số tiết học của từng cấp trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Chi tiết số tiết học của từng cấp trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Ở cấp THPT, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học được lựa chọn: theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

>> Nguồn: Báo vietnammoi

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Những sự khác biệt cơ bản giữa TOEFL, IELTS và TOEIC: 6.0 điểm IELTS thì bằng mấy điểm TOEIC, TOEFL?

TOEFL, IELTS và TOEIC đều là chứng chỉ ngoại ngữ có uy tín nhất thế giới để đánh giá trình độ Tiếng Anh của một người. Bạn đã biết sự khác nhau giữa chúng chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé

TOEIC (Test of English for International Communication) là bài thi đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế.

TOEFL (Test Of English as a Foreign Language) là bài kiểm tra năng lực Tiếng Anh quốc tế của ETS (Viện khảo thí về giáo dục  của Mỹ) nhằm kiểm tra khả năng tiếng Anh của bạn trong môi trường học thuật, cụ thể hơn là ở môi trường tại các quốc gia nói tiếng Anh (Mỹ).

IELTS (International English Language Testing System) được sáng lấp bởi 3 tổ chức ESOL thuộc Đại học Cambridge, Hội đồng Anh và tổ chức giáo dục IDP (Úc) vào năm 1989, dùng để đánh giá năng lực tiếng Anh chính thức trong đó có Úc, Anh, Canada và New Zealand...

Những sự khác biệt cơ bản giữa TOEFL, IELTS và TOEIC: 6.0 điểm IELTS thì bằng mấy điểm TOEIC, TOEFL?


Thi IELTS không có đậu và rớt. Bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận kết quả và trên đó thể hiện số điểm từ 1 – 9. Giấy chứng nhận kết quả sẽ ghi rõ điểm tổng và điểm trung bình cho từng phần thi. Thang điểm IELTS được đánh giá trên một thang điểm 9 cấp. Mỗi một mức điểm điểm ứng với từng trình độ khác nhau, trong đó có tính đến điểm 0.5 (Ví dụ như 6.5 hay 7.5). Một thang điểm 9 cấp độ được miêu tả gồm có:

- 9 Thông thạo: Đã hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ với một sự phù hợp, chính xác, lưu loát và thông hiểu hoàn toàn đầy đủ

- 8 Rất tốt: Hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, chỉ đôi khi mắc những lỗi như không chính xác, không phù hợp nhưng lỗi này chưa thành hệ thống. Trong những tình huống không quen thuộc có thể sẽ không hiểu. Sử dụng tốt với những chủ đề tranh luận phức tạp, tinh vi.

- 7 Tốt: Nắm vững ngôn ngữ, nhưng đôi khi có những sự không chính xác, không phù hợp, không hiểu trong một số tình huống. Nói chung là sử dụng tốt ngôn ngữ phức tạp và hiểu những lý lẽ tinh vi.

- 6 Khá Sử dụng ngôn ngữ tương đối hiệu quả tuy có những chỗ không chính xác, không phù hợp, không hiểu. Có thể sử dụng và hiểu tốt ngôn ngữ phức tạp, đặc biệt là trong những tình huống quen thuộc.

- 5 Bình thường: Sử dụng được một phần ngôn ngữ, nắm được nghĩa tổng quát trong phần lớn các tình huống, dù thường xuyên mắc lỗi. Có thể sử dụng ngôn ngữ trong những lĩnh vực riêng quen thuộc của mình.

- 4 Hạn chế: Có sự thành thạo cơ bản bị hạn chế trong những tình huống quen thuộc. Thường có khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ phức tạp.

- 3 Cực kì hạn chế: Có thể nói và hiểu trong những tình huống rất quen thuộc. Thường thất bại trong giao tiếp.

- 2 Lúc được lúc không: Không có những giao tiếp thực sự ngoại trừ những thông tin cơ bản nhất với những từ ngữ riêng lẻ hoặc những cú pháp ngắn trong tình huống thông thường để đạt được mục đích tức thời. Khó khăn lớn trong việc nói và viết tiếng Anh.

- 1 Không biết sử dụng: Hoàn toàn không có khả năng sử dụng tiếng Anh ngoài vài từ riêng lẻ.

- 0 Bỏ thi: Không một thông tin nào để chấm bài. Người dự thi đã không thể tham dự kì thi.


Đối với TOEIC

- TOEIC 100 – 300 điểm: Trình độ cơ bản. Khả năng giao tiếp tiếng Anh kém. 

- TOEIC 300 – 450 điểm: Có khả năng hiểu & giao tiếp tiếng Anh mức độ trung bình. Là yêu cầu đối với học viên tốt nghiệp các trường nghề, cử nhân các trường Cao đẳng (hệ đào tạo 3 năm). 

- TOEIC 450 – 650 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh khá. Là yêu cầu chung đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ đào tạo 4-5 năm; nhân viên, trưởng nhóm tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. 

- TOEIC 650 – 850 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Là yêu cầu đối với cấp trưởng phòng, quản lý điều hành cao cấp, giám đốc trong môi trường làm việc quốc tế. 

- TOEIC 850 – 990 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Sử dụng gần như người bản ngữ dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ.
>> Nguồn: kenh14

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

Kỹ năng mềm mà 77% nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên

Kỹ năng mềm có thể là một nhân tố tạo nên sự khác biệt cho bạn đối với nhà tuyển dụng trong hàng loạt ứng viên khác. Hãy cùng tìm hiểu cách biến những kỹ năng mềm thành lợi thế của bạn, cũng như hiểu rõ hơn về xu hướng này.

Kỹ năng mềm mà 77% nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên

Kỹ năng mềm ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng

Theo khảo sát, khi đánh giá một ứng viên tiềm năng cho một công việc, phần lớn nhà tuyển dụng khẳng định rằng kỹ năng mềm quan trọng hơn kỹ năng cứng. Những nhà tuyển dụng hàng đầu có xu hướng chọn ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, ngay cả khi điều này đồng nghĩa với việc họ phải tốn thời gian để huấn luyện lại. Lý giải cho việc này, nhà tuyển dụng cho rằng nhân viên sẽ làm việc với nhau hiệu quả và gắn bó để cùng đạt được mục tiêu chung vì họ hợp tác được với đồng nghiệp, phù hợp với văn hóa công ty. Dưới mọi góc độ, điều này mang lại lợi ích đáng kể cho tổ chức.

Ngoài việc có tinh thần trách nhiệm cao, các kỹ năng mềm có thể giúp nhà tuyển dụng tiềm năng nhận ra bạn là một người linh hoạt, có khả năng thích nghi và giải quyết các vấn đề nhanh chóng cũng như bạn là người đáng tin cậy, có thể dẫn dắt và thúc đẩy đội nhóm.

Danh sách 10 kỹ năng mềm phổ biến mà các Nhà Tuyển Dụng hàng đầu quan tâm khi tìm kiếm nhân tài cho tổ chức:

1.  Đạo đức nghề nghiệp tốt – 73%

2. Tính độc lập trong công việc – 73%

3. Thái độ tích cực – 72%

4.  Sự năng động – 66%

5.  Tinh thần đội nhóm – 60%

6.  Khả năng tổ chức và đa nhiệm tốt – 57%

7.  Khả năng làm việc dưới áp lực cao – 57%

8.  Kỹ năng giao tiếp tốt – 56%

9.   Linh hoạt trong xử lý tình huống – 51%

10.  Tự tin – 46%

Minh chứng kết quả công việc, bao gồm cả kỹ năng mềm

Bạn vừa bổ sung những điều trên vào hồ sơ? Đừng quá vội vàng. Những câu mô tả ngắn gọn về kỹ năng không hề có chút tác dụng nào tới quyết định của nhà tuyển dụng. Hãy cho họ một ví dụ về cách bạn làm việc nhóm để hoàn thành một mục tiêu cụ thể, cung cấp ví dụ về một tình huống áp lực cao mà bạn vượt qua một cách dễ dàng. Bạn có thể sử dụng linh hoạt các từ như: đạt được, cải tiến, huấn luyện, quản lý, giải quyết, tình nguyện, ảnh hưởng, tăng năng suất, giảm chi phí, đề xuất ý tưởng, đàm phán/ thương thuyết, tăng doanh thu, quản lý chi phí hiệu quả…để làm nổi bật những điều tưởng chừng như vô hình trở thành một minh chứng rõ ràng cho những gì bạn đã đạt được.

>> Nguồn: jgcvietnamjobs

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Bí quyết giao tiếp “vạn người nghe” của Warren Buffett và những người thành công nhất thế giới

Ngay từ khi khởi nghiệp, Warren Buffett đã ý thức được việc rèn luyện các kĩ năng để trở nên tự tin và thành công hơn trong kinh doanh. "Nếu bạn không thể giao tiếp và nói chuyện với người khác, không thể vượt qua cái tôi, bạn đã bỏ lỡ tiềm năng của chính mình", nhà đầu tư huyền thoại chia sẻ.

Bí quyết giao tiếp “vạn người nghe” của Warren Buffett và những người thành công nhất thế giới


Và đó cũng là điều mà những người thành công nhất trên thế giới như tỷ phú Richard Branson, COO Sheryl Sandberg của Facebook hay nhà đầu tư Marcus Lemonis đồng tình. Dưới đây là một số thủ thuật giao tiếp mà những người thành công nhất trên thế giới gợi ý cho người muốn cải thiện khả năng giao tiếp, thuyết phục người khác và thành công hơn trong sự nghiệp và cuộc sống.


1. Giao tiếp tự tin, nhưng đừng đọc văn bản viết sẵn


Khi diễn thuyết, hiếm khi người ta nhìn thấy Warren Buffett sử dụng văn bản soạn sẵn. Đó là nguyên tắc giao tiếp cốt lõi mà nhà thuyết trình nổi tiếng Dale Carnegie của Mỹ cũng nhấn mạnh.

Khi chuẩn bị thuyết trình hay gặp gỡ các nhân vật quan trọng, bạn nên soạn trước các ý tưởng chính chứ không phải toàn bộ từng câu từ bạn định nói. Nếu chỉ chăm chú đọc bản thảo được soạn sẵn, bạn sẽ giống như một robot biết đọc. Phác thảo ra những ý tưởng chính giúp bạn tự tin hơn, đồng thời tránh bỏ sót những điều quan trọng khi giao tiếp thực tế.

2. Hãy sử dụng ngôn ngữ "đầy năng lượng"


Ngay cả những người có khả năng ngôn ngữ bình thường cũng có thể trở thành một "người kể chuyện xuất sắc" nếu họ thực sự đặt nhiệt huyết vào câu chuyện. Luôn nở nụ cười là cách dễ dàng nhất để thể hiện sự nhiệt tình. Chuyên gia giao tiếp Joe Hart, Mỹ khẳng định: "Mỉm cười chứng tỏ bạn có năng lượng tích cực và đầy tự tin, nó sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn".

Theo các nghiên cứu khoa học, nụ cười kích hoạt việc giải phóng các hormone tốt cho tâm trạng. Warren Buffett thành công từ khi còn rất trẻ cho tới tận ngày nay một phần vì ông luôn nhiệt huyết trong công việc và các bài diễn thuyết, phỏng vấn và khi giao tiếp với người khác.


3. Gọi tên đối phương khi giao tiếp

Các chuyên gia giao tiếp từng nhấn mạnh rằng, đối với mọi người, tên gọi của họ là "âm thanh ngọt ngào nhất". Sử dụng tên của đối phương khi trò chuyện khiến họ cảm nhận được tôn trọng và sự thân thiện. Ghi nhớ tên của người khác khi giao tiếp có thể đem lại cho bạn những lợi ích bất ngờ.

Theo trợ lý của Warren Buffett, mẹo ghi nhớ tên của người giao tiếp đã giúp ông thành công trong việc gây ấn tượng tốt đẹp đầu tiên và tạo dựng các mối quan hệ thành công hơn. Để có thể ghi nhớ tên của những người bạn gặp, các chuyên gia khuyên bạn nên tạo một liên kết thị giác đối với tên của họ. Ví dụ như Brian kính lớn, Mary tóc vàng...


4. Ngôn ngữ cơ thể thúc đẩy sự tự tin


Marcus Leomonis, một doanh nhân và một diễn giả hợp tác với chuyên mục The Profit của CNBC đặc biệt quan tâm đến ngôn ngữ cơ thể khi phân tích khả năng lãnh đạo của nhân vật nào đó. Điều ông chú ý là nét mặt, giọng điệu và cử chỉ trong giao tiếp của nhân vật.

Theo chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể, trong giao tiếp, những người đứng thẳng lưng, thi thoảng có cử chỉ và tiếp xúc bằng mắt sẽ giao tiếp thuyết phục hơn. Những người có hơi thở bất thường, giọng cao hơn thường là người đang sợ hãi, thiếu tự tin.

5. Hãy chắc chắn bạn biết lắng nghe

Khả năng nói chuyện tốt rất quan trọng, nhưng kỹ năng lắng nghe cũng tác động khá nhiều tới sự thành công trong giao tiếp. Để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp, bạn cần lắng nghe nhiều hơn nói. Đừng để sự lơ đễnh khiến bạn bỏ qua những điểm mấu chốt trong cuộc thương lượng, giao tiếp.

"Nếu không lắng nghe, bạn đang khiến mình thất bại", theo Richard Branson.

Thu Hoài
Theo Trí thức trẻ/CNBC

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Các chứng chỉ tiếng Anh có giá trị hiện nay

Tiếng Anh được xem là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống. Nhưng để đạt được chìa khóa ấy bắt buộc bạn phải vượt qua những kỳ thi để có được các chứng chỉ tiếng Anh giá trị. Tuy nhiên có quá nhiều loại bằng tiếng Anh, khiến mọi người băn khoăn không biết đưa ra lựa chọn nào mới phù hợp. Bài viết sau đây sẽ cho bạn đầy đủ thông tin về các chứng chỉ tiếng Anh có giá trị hiện nay.

Các chứng chỉ tiếng Anh có giá trị hiện nay


Các chứng chỉ tiếng Anh không giống nhau hoàn toàn, vì thế bạn cần xác định mục đích học của mình là gì (hỗ trợ sự nghiệp, du học hay định cư nước ngoài…). Từ đó bạn sẽ đưa ra được lựa chọn thích hợp và đầu tư thời gian ôn tập.

Chứng chỉ tiếng Anh A – B – C

Đây đều là các chứng chỉ tiếng Anh tại Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Các chứng chỉ này chỉ có giá trị trong nước, giúp đánh giá khả năng ngoại ngữ của các bạn học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông hay sinh viên các trường cao đẳng, đại học.

Các chứng chỉ tiếng Anh A, B, C thường có giá trị trong 2 năm kể từ ngày cấp bằng. Vì thế, bạn nên cân nhắc lựa chọn thời điểm thi để đảm bảo thời hạn khi cần dùng đến.

Chứng chỉ TOEIC (Test of English for International Communication)

TOEIC là một trong các chứng chỉ tiếng Anh cần thiết dành cho những bạn đang có mong muốn làm việc trong môi trường nước ngoài hoặc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp hằng ngày.

Tại Việt Nam, trung tâm cung cấp chứng chỉ TOEIC có bản quyền là IIG. Các trung tâm khác như Bách Khoa, Kinh Tế, VUS, ISC LeeCam vẫn phải thông qua IIG để tổ chức các kỳ thi và cấp chứng chỉ. Vì thế, để đăng ký các bạn có thể tham khảo các trung tâm trên hoặc đến trực tiếp IIG.

Để đánh giá tổng quan trình độ tiếng Anh của thí sinh, bài thi TOEIC sẽ có 2 phần: Nghe và đọc hiểu. Chứng chỉ TOEIC có hiệu lực 2 năm, được công nhận và sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. TOEIC được xem là một trong các chứng chỉ tiếng Anh thông dụng nhất hiện nay.

Chứng chỉ TOEFL (Test of English as a Foreign Language)

TOEFL là một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế có giá trị hiện nay, không những thế, mức độ đề thi khá khó và thay đổi qua các năm. Vì vậy, bạn nào đang có ý định du học ở Mỹ thì cần phải nỗ lực nhiều để chinh phục chứng chỉ có giá trị này.

Tại Việt Nam, nơi tổ chức và cấp bằng TOEFL chính thức là IIG. Bạn có thể đăng ký dự thi online thông qua Website ETS.org hoặc đăng ký trực tiếp tại các trung tâm được cấp phép bởi IIG. Chứng chỉ này có hiệu lực trong vòng 2 năm.

Chứng chỉ IELTS (International English Language Testing System)

Chứng chỉ IELTS được xem là một trong các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến, quan trọng dành cho những người muốn đi du học Anh, Mỹ, Canada, … hay muốn định cư, làm việc lâu năm ở nước ngoài.

Đây được xem là chứng chỉ có giá trị tại nhiều trường học và tổ chức trên thế giới, đánh giá chính xác khả năng ngoại ngữ của thí sinh, nên được quốc tế công nhận rộng rãi.

Bài thi IELTS được thiết kế để đánh giá toàn diện 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Tùy vào mục đích của mỗi thí sinh mà họ sẽ lựa chọn hình thức thi phù hợp như Academic (học thuật) hay General (tổng quát).

Hiện nay trung tâm phát chứng chỉ IELTS chính thức là IDP Education Vietnam, nhưng bạn có thể đăng ký dự thi tại các trung tâm ngoại ngữ hay trường đại học. Chứng chỉ IELTS có hiệu lực trong vòng 2 năm, mỗi tháng có từ 2 - 3 đợt thi, điểm thi sẽ được tính trên thang điểm từ 1 đến 9 . Sau 13 ngày kể từ ngày thi bạn sẽ nhận được kết quả.

Hệ thống chứng chỉ tiếng Anh của Cambridge ESOL

Chứng chỉ Cambridge cũng giống như các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác, đều với mục đích học tập, làm việc hay định cư nước ngoài. Nhưng các chứng chỉ này có giá trị vĩnh viễn và bạn chỉ cần thi một lần duy nhất.

Chứng chỉ Cambridge vẫn còn khá xa lạ tại Việt Nam, nhưng được đánh giá là chứng chỉ tiếng Anh tổng quát dành cho mọi độ tuổi. Cambridge ESOL là tổ chức đứng đầu thế giới về các kì thi tiếng Anh dành cho mọi lứa tuổi.

Chứng chỉ Cambridge được chia làm 7 mức độ đánh giá khả năng tiếng Anh:

+ Tiếng Anh YLE: dành cho các em từ 7- 12 tuổi, gồm 3 cấp độ: Starters, Movers, Flyers

+ Tiếng Anh tổng quát: gồm 5 cấp độ KET, PET, FCE, CAE, CPE

+ Tiếng Anh tài chính: chứng chỉ ICFE

+ Tiếng Anh thương mại: chứng chỉ BEC, BULATS

+ Tiếng Anh luật: chứng chỉ ILEC

+ Tiếng Anh dành cho giáo viên: chứng chỉ TKT, CELTA, DELTA

Tại Việt Nam, có rất nhiều trung tâm được Cambridge ủy quyền tổ chức thi các chứng chỉ tiếng Anh Cambridge. Do đó, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ để chọn được địa chỉ học và thi uy tín.
>> Nguồn: Internet

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

Tỷ phú Warren Buffett: Rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp là “một cách dễ dàng” để tăng giá trị của bạn lên ít nhất 50%

Nhà đầu tư và tỷ phú huyền thoại Warren Buffett mới đây đã đưa ra một mẹo nhỏ để nâng cao giá trị bản thân hơn cho giới trẻ: Tập trung vào kỹ năng giao tiếp, bao gồm cả việc học cách viết và nói rõ ràng.

Tỷ phú Warren Buffett: Rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp là “một cách dễ dàng” để tăng giá trị của bạn lên ít nhất 50%



"Một cách dễ dàng để phát triển giá trị của bản thân lên đến hơn 50% so với thời điểm hiện tại đó là trau dồi kỹ năng giao tiếp của bạn trên cả hai phương diện: các văn bản cũng như lời nói”, ông Buffett nói trong một video đăng trên LinkedIn.

“Nếu bạn không thể giao tiếp, nó giống như việc nháy mắt với một cô gái trong bóng tối, dù bạn nỗ lực đến đâu cũng không có gì xảy ra cả. Bạn có thể sở hữu tất cả trí tuệ trên thế giới, nhưng bạn phải có khả năng truyền tải nó. Và việc truyền tải đó chính là kết quả của giao tiếp”, vị tỷ phú giàu thứ 3 thế giới với khối tài sản hơn 86 tỷ USD cho biết.

Doanh nhân, tỷ phú Richard Branson cũng đồng ý rằng việc có thể giao tiếp tốt là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định thành công. Trong một bài đăng blog hồi năm 2016, vị doanh nhân người Anh chia sẻ: 

“Ngày nay, để có thể trở thành doanh nhân thành công, bạn cũng phải là một người biết cách kể chuyện, hay là một storyteller. Tất nhiên, việc kể một câu chuyện hay sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu sản phẩm hay ý tưởng mà bạn tạo ra là đồ bỏ đi. Nhưng tạo ra một sản phẩm tuyệt vời cũng là chưa đủ, bạn cần phải tìm ra cách để mọi người biết đến nó nhiều hơn”.

Khi được hỏi về lời khuyên dành cho những bạn trẻ chỉ mới 21, 22 tuổi và vừa tốt nghiệp, Warren Buffett khẳng định không có gì tốt hơn là “hãy đầu tư vào bản thân” và một trong những yếu tố quan trọng là kỹ năng giao tiếp.

Tỷ phú Warren Buffett: Rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp là “một cách dễ dàng” để tăng giá trị của bạn lên ít nhất 50% - Ảnh 1.
Lời khuyên này được rút ra từ chính kinh nghiệm của bản thân vị tỷ phú. Trong một video khác trên kênh BBC, Buffett chia sẻ: “Tôi đã từng rất sợ phải nói trước đám đông khi tôi còn học trung học và thậm chí là khi đã vào đại học”. Do đó, ông đã quyết định ghi danh vào một khóa học phát biểu trước công chúng tại Dale Carnegie - tổ chức đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp do nhà văn Dale Carnegie sáng lập - và quyết định này đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của ông.

Trong một cuộc nói chuyện cùng một sinh viên tốt nghiệp Đại học Stanford, Buffett đã nhắc đến tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp như một yếu tố then chốt tạo nên thành công: "Khi còn trẻ, chẳng có cách nào trau dồi bản thân tốt hơn việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp tốt, thành công, cơ hội sẽ tự tìm tới bạn. Tấm bằng duy nhất tôi treo trong phòng mình là giấy chứng nhận giao tiếp được chính tay Dale Carnegie trao cho vào năm 1952. Không có kỹ năng giao tiếp, bạn sẽ chẳng thể thuyết phục ai mặc cho bạn có tài năng cỡ nào đi chăng nữa".

“Tôi không có bằng tốt nghiệp đại học, tôi không có bằng tốt nghiệp từ trường lớp chính quy, nhưng tôi có bằng tốt nghiệp ở Dale Carnegie. Và điều đó giúp tôi trở thành một người khác”, nhà đầu tư huyền thoại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sở hữu tấm bằng chứng nhận khả năng phát biểu trước công chúng với sự thành công của mình.

>> Nguồn: Minh Ngọc

Theo Nhịp sống kinh tế/CNBC

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Cẩm nang kỹ năng giao tiếp cho người đi làm

Bộ cẩm nang kỹ năng giao tiếp cho người đi làm để “gối đầu giường” về các nguyên tắc giao tiếp công sở. Dành cho những ai muốn làm chủ nghệ thuật giao tiếp. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và những mối quan hệ trong đời sống. Bạn sẽ phải một mình đối mặt với mọi việc nếu như không có gia đình và thân hữu, chưa kể, cuộc sống của bạn sẽ buồn tẻ, cô đơn và kém thú vị đi rất nhiều.

Trong công việc cũng vậy, không ai đủ giỏi giang và mạnh mẽ để một mình đi đến đỉnh thành công. Bạn sẽ cần đến sự thấu hiểu và hỗ trợ từ đồng nghiệp, từ các phòng ban để giải quyết những khó khăn, thử thách. Rồi bạn cũng cần có mối quan hệ mật thiết với đối tác, khách hàng, những nhân sự cùng ngành…

Bạn sẽ dành đến 1/3 cuộc đời để đi làm, nên những mối quan hệ tốt đẹp ấy sẽ khiến bạn cảm thấy “dễ thở” hơn ở môi trường đầy cạnh tranh, gai góc này. Thế nên, kỹ năng giao tiếp cho người đi làm là vô cùng, vô cùng quan trọng trong thời buổi ngày nay.

Những mối quan hệ tốt đẹp, giao tiếp và thuyết phục người khác hiệu quả cũng sẽ giúp bạn có được hiệu suất làm việc cao hơn, dễ dàng đạt đến nấc thang sự nghiệp mong muốn hoặc chí ít cũng sẽ khiến quãng thời gian làm việc của bạn trở nên ý nghĩa.


Cẩm nang kỹ năng giao tiếp cho người đi làm
Kỹ năng giao tiếp cần có cho người đi làm


Chủ đề 1: Kỹ năng giao tiếp nơi công sở, những điều cần biết

1. Những nguyên tắc cần nhớ trong giao tiếp công sở

Đừng làm phiền người khác khi để âm lượng nhạc chuông hay âm báo tin nhắn quá lớn. Bạn nên điều chỉnh âm lương vừa phải hoặc để ở chế độ rung. Nếu xem tài liệu dạng video hay file âm thanh, bạn nên sử dụng tai nghe để tránh ảnh hưởng đến người khác.

Nguyên tắc giao tiếp cần nhớ là bạn cũng không nên tổ chức thảo luận hay nhóm họp tại góc làm việc của bạn. Thay vì vậy, hãy chọn hẳn phòng họp hoặc khu vực giải lao của công ty để tiếp tục bàn luận. Đồng nghiệp sẽ không ngại nếu nhóm của bạn có trao đổi ngắn tại góc làm việc nhưng sẽ thấy phiền nếu cuộc “đàm đạo” diễn ra quá lâu.

2. 10 bí quyết hiệu quả nhất giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp

Bạn muốn trao đổi một cách cởi mở nhưng lại luôn khoanh tay lại trước ngực; bạn nói rằng bạn đang lắng nghe nhưng bạn vẫn chưa rời mắt khỏi điện thoại của mình. Đó là những ám hiệu không bằng lời và không được viết ra nhưng nó lại nói lên được rất nhiều thứ.

Như trong một buổi phỏng vấn, thì đừng quên rằng bạn luôn giao tiếp ngay cả khi bạn không nói 1 từ nào vì chỉ cần thông qua ánh mắt hay cách bạn để tay, cử chỉ thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào về bạn.

Tận dụng tốt ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp cho việc diễn đạt của bạn trở lên hiệu quả và sinh động hơn rất nhiều, vây tại sao chúng ta lại bỏ phí chúng?

3. 14 thói quen giúp bạn tỏ sáng nhờ giao tiếp tốt

– Nói chuyện một cách tự tin và khoan thai, thong thả. Ứng xử thông minh.

– Hành xử với người đối diện như người đó là người quan trọng nhất thế gian.

– Biết cách ca ngợi người khác đúng lúc, đúng chỗ; không ca ngợi quá mức khiến lời khen trở nên giả tạo, sáo rỗng.

– Cười khi nói chuyện với người khác.

– Sử dụng cuộc nói chuyện như một cơ hội để học hỏi người khác chứ không phải là cơ hội để nâng cao bản thân.

4. Nguyên tắc cơ bản giúp bạn luôn khéo léo trong ứng xử


– Xưng hô: Luôn tuân theo tuổi tác. Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải gọi bằng anh, chị, chú bác, cô, dì… Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có thể xưng tên. Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi cấp trên là anh/chị.
Tuyệt đối không nói chuyện nhát gừng, trống không, dù là với đối tượng nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ của người nói. Không xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ.

– Cách nói: Rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung lời nói phải phù hợp với trình độ, độ tuổi người nghe. Hoặc cùng một nội dung, nhưng nếu bạn nói với một bác nông dân thì sẽ khác, nói với một cô giáo thì sẽ khác. Hai người có trình độ chênh nhau cùng nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói thì sẽ rất khó mà truyền đạt cho nhau hiểu.

Trong trường hợp bạn không thể điều chỉnh cách nói chuyện, ngôn ngữ thường dùng của mình, bạn có thể bị cho là kiêu ngạo, tự phụ, kém hòa đồng.

5. Làm thế nào để bạn nói chuyện hay?

Dù nói chuyện trong cuộc họp hay chỉ là chuyện phiếm nơi quán cà phê, bạn cũng cần phải hiểu rõ đối tượng tiếp nhận: họ là ai, ở vào độ tuổi nào, có tính cách đặc trưng là gì, họ thích nghe chuyện gì, họ có mối quan hệ như thế nào với bạn?

Mỗi đối tượng đòi hỏi một cách nói chuyện khác nhau, và bạn nên khéo léo áp dụng. Không nên bỡn cợt, bông đùa quá lố với người lớn tuổi và trái lại, với người nhỏ tuổi hơn hoặc ngang hàng mà nói chuyện khô cứng, nghiêm túc thì sẽ rất nhàm chán.

Bạn cũng cần tập cho mình một vẻ ngoài tự nhiên, từ trang phục đến giọng nói. Nhiều người truyền tải câu chuyện không thuyết phục là vì cách nói của họ không được tự nhiên, gây cảm giác cho người đối diện là họ đang đóng kịch.

6. Cách thức thu hút người khác trong giao tiếp

Nhiều người cho rằng để thu hút người khác, ta cần cố gắng nghĩ ra những cách thể hiện, nói năng thật hay. Tuy nhiên điều nghịch lý là, hầu hết mọi người đều bị thu hút nhiều nhất bởi những người lắng nghe họ.

Vì sao lại như vậy? Trong tâm trí, hầu như mỗi người luôn ý thức rằng mình là người vô cùng đặc biệt. Cho nên khi gặp được người có thể nhận ra sự đặc biệt của mình, lắng nghe mình, chúng ta sẽ dễ dàng bị họ – những người biết đánh giá cao bản thân chúng ta lôi cuốn.

Chính vì vậy mà việc lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ, về những điều họ quan tâm mới chính là chìa khóa khiến bạn thật sự tạo ấn tượng và thu hút họ.

Chủ đề 2: Tạo dựng và duy trì mối quan hệ nơi công sở

1. Bí quyết tạo dựng và duy trì mối quan hệ

Kỹ năng tạo dựng và duy trì các mối quan hệ đặc biệt quan trọng khi bạn cần phải trải qua một vài công việc mới có thể đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Một vài mối quan hệ mà bạn cần duy trì tại công sở có thể kể đến như:

– Quan hệ với cấp trên

– Quan hệ với đồng nghiệp

– Quan hệ với khách hàng



2. 10 điều giúp bạn được tín nhiệm nơi công sở

Một ngày bạn làm việc 8h tại công sở, bạn thường xuyên tiếp xúc với nhà lãnh đạo, đồng nghiệp và các khách hàng…Giao tiếp, ứng xử với họ nơi công sở như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất và thể hiện nét văn hóa trong ứng xử đang là boăn khoăn của không ít “dân công sở”. Dưới đây là 10 nguyên tắc “vàng” trong ứng xử công sở giúp bạn nâng cao sự tín nhiệm của mình:

3. Làm gì khi có xung đột nơi công sở

Mâu thuẫn xung đột trong công sở là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên ta vẫn có thể giải quyết những xung đột đó bằng kỹ năng giao tiếp một cách khôn khéo và ôn hòa nếu có cách thức, thái độ cư xử phù hợp.
Ở đây không có nghĩa là “một câu nhịn, chín câu lành”, mà im lặng để thay đổi trạng thái cảm xúc của hai bên và rút lui để tìm cơ hội tốt hơn cho cuộc tranh luận. Bất luận bạn đúng hay đối phương đúng, hoặc là cả hai đều chưa đúng, nếu như vấn đề bắt đầu có chiều hướng ngày càng mâu thuẫn và thái độ của hai phía có nguy cơ mất kiểm soát thì cách giao tiếp ở đây là bạn hãy chủ động dừng lại. Biết im lặng và rút lui đúng lúc là người khôn ngoan.



Chủ đề 3: Giao tiếp cho người đi làm nơi công sở, một số kỹ năng then chốt

1. Dậm chân tại chổ vì cách giao tiếp kém

Nhiều người trong công ty có khi không hề biết đến sự tồn tại của Ngân. Cô quá im lặng, kỹ năng giao tiếp kém và không tham gia họat động đoàn thể…

Mỗi khi công ty có khách, mọi người không dám giao cho Ngân đi tiếp khách hay ăn uống. Cô không biết nói chuyện gì, dù là những câu xã giao thông thường. Cô chỉ biết tận tình đối đãi khách rồi cười trừ và rồi im lặng. Một, hai lần, sếp rút kinh nghiệm và cho cô ở nhà.

Cô chỉ nói chuyện và tự nhiên với những người cô thân thiết. Và dường như cô mắc bệnh sợ sếp. Cứ mỗi lần nói chuyện, dù là tán gẫu trong phòng bếp, mà có mặt sếp là cô không biết nói gì và không biết hưởng ứng câu chuyện như thế nào cả. Lại im lặng, đỏ mặt. Lại đứng một lúc rồi trở về chỗ ngồi với công việc quen thuộc của mình. Thế nên sếp đánh giá cô cũng chỉ ở mức trung bình, có cơ hội đi học thêm hay nâng cao trình độ, cũng phải lâu lâu mới đến lượt cô.

Giao tiếp cho người đi làm
Đừng để mình mãi dậm chân tại chỗ vì giao tiếp kém


2. Thuyết phục người khác, những bí quyết bạn cần biết

Hãy tưởng tượng bạn đang hẹn gặp một cô gái mới quen qua mạng. Điều gì sẽ khiến cô ấy tin tưởng vào bạn? Không chỉ học vấn, nghề nghiệp, mà còn là cách ăn mặc, ngoại hình của bạn là một nghệ thuật giao tiếp. Người ta thường tin tưởng những người ăn mặc lịch sự, đeo kính cận, tóc tai gọn gàng hơn vì họ cho đó là người thuộc tầng lớp trí thức, phong cách chỉnh chu, đứng đắn. Ngược lại, nếu bạn chỉ cần có một vết xăm ở bắp tay hay đâu đó dễ thấy thôi, người đối diện sẽ ngay lập tức e dè bạn. Vì vậy, tùy vào tính chất của cuộc giao tiếp, hãy có những kỹ năng giao tiếp nhất định và ăn mặc và tạo một vẻ ngoài đứng đắn, gọn gàng để gây được thiện cảm.

3. Cách giao tiếp giúp bạn thuyết phục người khác thành công

Hãy thử tưởng tượng rằng bạn có cơ hội để thuyết phục ai đó làm theo điều bạn muốn. Nghe có vẻ dễ dàng nhỉ? Thật sự đây không là điều quá khó. Một số chuyên gia đã nỗ lực “nghiên cứu” ra đâu là nghệ thuật của sự thuyết phục. Các phương pháp của họ khá hiệu quả.

Khi bạn không có “quyền” để ra lệnh cho ai đó, bạn phải khôn khéo sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình, những thủ thuật tâm lý để thuyết phục họ nghe theo lời bạn. Bạn hãy tự đặt mình vào vai một người diễn thuyết, còn người nghe sẽ là khán giả của bạn.

Khảo sát tình hình: Trước khi “trổ tài”, tìm hiểu rất quan trọng khán giả của bạn, họ là ai và tại sao họ lại nghĩ như vậy, làm như vậy. Làm như vậy, bạn sẽ dễ dàng tiến đến 2 mục đích quan trọng sau đây:

Bạn có thể đồng cảm với họ, thiết lập được một mối liên hệ gần gũi.
Bạn có thể cấu trúc tốt hơn những tranh luận của bạn để đưa ra tại sao những quan điểm của bạn nghe hợp lý hơn của họ.
Sau khi đáp ứng được những yếu tố trên, bạn hãy thực hiện những mẹo sau đây:


4. Làm thế nào để bạn thành công trong mọi cuộc đàm phán

Trong thế giới thương mại đầy sôi động hiện nay, đàm phán đóng một vai trò rất quan trọng để trong việc đạt tới thành công của mọi bản hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn có không ít nhà đàm phán không thành công trong việc thuyết phục đối tác ký kết hợp đồng chỉ bởi một lý do rất cơ bản nhưng lại rất cần thiết, đó là lắng nghe. Lắng nghe cũng chính là 1 trong những nghệ thuật giao tiếp mà bất cứ ai cũng cần phải nắm vững

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng đàm phán là quá trình thuyết phục, mà thuyết phục có nghĩa là thiên về kỹ năng giao tiếp bằng giọng nói. Vì vậy, họ cho rằng nói là ở thế chủ động còn lắng nghe là thế bị động. Họ đã quên rằng việc thuyết phục sẽ trở nên rất khó khăn khi không dự đoán trước được tâm ý của người mà bạn đang cố gắng để thuyết phục.

Rồi bạn sẽ nhận thấy, việc mình trở nên tự tin, có kỹ năng giao tiếp tốt và thuyết phục hiệu quả sẽ nâng cao giá trị của bản thân trong môi trường công sở đến mức nào. Kyna.vn có niềm tin và hy vọng bộ CẨM NANG KỸ NĂNG GIAO TIẾP DÀNH CHO NGƯỜI ĐÃ ĐI LÀM này là hữu ích và cần thiết cho các bạn.

>> Nguồn: Kyna.vn

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam: Bước đệm quan trọng cho phát triển hội nhập

Tại Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” vừa diễn ra, Bộ trưởng bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam.

Coi “tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2” như một nhiệm vụ cấp bách

Trong giai đoạn phát triển hội nhập, Việt Nam đứng trước những thời cơ và thách thức; để mở ra cánh cửa hội nhập, vươn ra toàn cầu, tiếng Anh đóng vai trò thiết yếu để Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ có thể làm chủ tương lai, xây dựng đất nước.

“Chúng ta nói đến start up không chỉ ở Việt Nam mà cần dần vươn ra toàn cầu. Để giải quyết câu chuyện toàn cầu, hiện vẫn còn điểm nghẽn là tiếng Anh. Xin Thủ tướng sớm công bố tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của đất nước Việt Nam”- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất tại diễn đàn.

Trao đổi về vấn đề này, GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông nhận định: “Tiếng Anh từ lâu đã là một ngôn ngữ giao dịch quốc tế, được sử dụng làm ngôn ngữ chung trong nhiều tổ chức; phần lớn các tài liệu cập nhật kiến thức khoa học - kỹ thuật, kinh tế - xã hội trên thế giới cũng được viết bằng tiếng Anh.

Việt Nam đang trên đường hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, lại là thành viên cộng đồng ASEAN. Các nước thành viên ASEAN chỉ có thể giao tiếp bằng phương tiện chung duy nhất là tiếng Anh. Chính vì vậy, việc phổ cập tiếng Anh cho người dân, trước hết cho lớp trẻ, là hết sức quan trọng đối với Việt Nam”.

Theo ông đánh giá, đây là điều “trước sau cũng phải thực hiện”: “Việc coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 sẽ tạo phương tiện để lớp trẻ tham gia công cuộc hội nhập sâu rộng với thế giới và phát triển bản thân. Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, cơ hội tìm việc làm ở nước ngoài đối với lớp trẻ cũng ngày càng cao hơn, tất cả những điều đó sẽ tạo động lực cho người trẻ học tiếng Anh và có môi trường giao tiếp tiếng Anh tốt hơn”.

Coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam: Bước đệm quan trọng cho phát triển hội nhập

GS. Nguyễn Minh Thuyết đánh giá việc công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam là nhiệm vụ trước sau cũng phải làm.


Giáo dục - Coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam: Bước đệm quan trọng cho phát triển hội nhập
GS. Nguyễn Minh Thuyết đánh giá việc công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam là nhiệm vụ trước sau cũng phải làm.
PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT khẳng định tầm quan trọng của ngoại ngữ trong hội nhập quốc tế: “Muốn hội nhập được, phải thông qua giao tiếp. Chúng ta không thể dùng tiếng Việt để giao tiếp với tất cả các nước trên thế giới. Vì vậy, phải thông qua tiếng Anh để mở ra cánh cửa hội nhập”.

“Ông Lý Quang Diệu, được biết đến với vai trò là Thủ tướng đầu tiên của Singapore, dạy tiếng Anh cho toàn dân, dân của ông có thể đi khắp thế giới. Từ việc giao dịch rộng rãi, đến việc thu hút khách du lịch đến với Singapore đã tạo nguồn kinh phí lớn xây dựng, phát triển đất nước”, nguyên Thứ trưởng cho biết thêm.

Chặng đường nên bắt đầu từ đâu?

Để lớp trẻ sử dụng tiếng Anh tốt hơn, theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, cần phải đổi mới phương pháp dạy và học. Lớp trẻ không nên tự giới hạn việc học tiếng Anh trong nhà trường, thỏa mãn với điểm số cao ở nhà trường, mà phải chủ động tạo lập cho mình môi trường giao tiếp để nâng cao năng lực tiếng Anh, như đọc sách, báo, nghe đài, xem tivi, xem phim... bằng tiếng Anh, tìm cơ hội làm việc ở các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng,... để có cơ hội giao tiếp với người nói tiếng Anh.

Ông khẳng định: “Ngôn ngữ là kết quả của hoạt động giao tiếp, vì vậy, để nâng cao trình độ bản thân, người học cần chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh. Tôi hy vọng hội nhập sẽ đem lại cơ hội giao tiếp ngày càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ học tiếng Anh”.

“Có lần tôi đến Hy Lạp, trường học ở đó cũng chỉ dạy 3,4 tiết tiếng Anh 1 tuần, nhưng các bạn trẻ sử dụng tiếng Anh rất thành thạo. Tất cả là nhờ họ tự tăng cường nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. Nhiều bạn làm thêm tại các trung tâm du lịch,... tự trau dồi để khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm với lương cao hơn”, GS. Nguyễn Minh Thuyết kể.

Coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam: Bước đệm quan trọng cho phát triển hội nhập

"Ngôn ngữ là kết quả của hoạt động giao tiếp". Vì vậy, phải chủ động tăng cường số lượng và chất lượng môi trường giao tiếp để học tiếng Anh đơn giản hơn.


Giáo dục - Coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam: Bước đệm quan trọng cho phát triển hội nhập (Hình 2).
"Ngôn ngữ là kết quả của hoạt động giao tiếp". Vì vậy, phải chủ động tăng cường số lượng và chất lượng môi trường giao tiếp để học tiếng Anh đơn giản hơn.
Nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ nhận định: “Trước mắt, phải nhanh chóng đưa tiếng Anh vào nhà trường mạnh mẽ hơn, nhưng không phải một cách ào ào, mà phải có kế hoạch, từ khi mẫu giáo đến các cấp học cao hơn. Trường học phải bắt đầu với một số môn học bằng tiếng Anh, thành lập câu lạc bộ, em nào yêu thích thì tham gia, tăng cường giờ dạy”.

“Đặc biệt lưu ý khâu giáo viên rất quan trọng, trường sư phạm phải đào tạo giáo viên để có thể đủ khả năng dạy bằng tiếng Anh từ các môn tự nhiên đến các môn xã hội. Đội ngũ giáo viên hiện nay dưới 40 tuổi nên có khóa đào tạo để có khả năng dạy bằng tiếng Anh”, ông khẳng định.

Nguyên Thứ trưởng cũng chia sẻ: “Trong xã hội phải phổ cập cơ bản bằng tiếng Anh. Ở Campuchia, từ người bán hàng rong đến những người lái xe tuk tuk, họ có quyển “bí kíp” 500 câu giao dịch bằng tiếng Anh, giới hạn trong một năm không sử dụng giao dịch tiếng Anh sẽ bị rút giấy phép kinh doanh, nên ai nấy đều đi học”.

Theo ông, hiện nay, giáo viên tại trung tâm ngoại ngữ, trung tâm giao tiếp cộng đồng, cần có cơ chế buộc người ta học, ở chợ buôn bán cũng phải biết những câu giao tiếp đơn giản để chào hỏi, hỏi giá cả,... Như ở khu du lịch Sa Pa, trẻ con cũng có thể nói chuyện với du khách, nên người ta đi rồi, lại muốn đi lại, điều đó tạo thêm sức hút cho du lịch.

Giáo dục - Coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam: Bước đệm quan trọng cho phát triển hội nhập (Hình 3).
Nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng phải tiến hành bắt đầu ngay từ môi trường sư phạm, phổ cập tiếng Anh trong xã hội không đòi hỏi quá khắt khe như những nhà ngoại giao.
Ông Nhĩ nêu quan điểm: “Phổ cập tiếng Anh trong xã hội không nhất thiết bắt buộc phải đúng chuẩn như người Anh, điều đó chỉ nên áp dụng với những người làm ngoại giao, còn các đối tượng còn lại chỉ cần soạn ra một số câu giao tiếp để phục vụ giao dịch với người nước ngoài, khoảng 500 câu, tạo được môi trường về tiếng Anh. Từ đó, người dân ai ai cũng học được, về nhà lại thúc đẩy con cái học tập, việc học tiếng Anh sẽ được nhân rộng nhanh chóng hơn”.

Tuy nhiên, theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, để công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 thì phải có luật về ngôn ngữ và chữ viết và được Quốc hội thông qua.

>> Nguồn: nguoiduatin