Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Cẩm nang kỹ năng giao tiếp cho người đi làm

Bộ cẩm nang kỹ năng giao tiếp cho người đi làm để “gối đầu giường” về các nguyên tắc giao tiếp công sở. Dành cho những ai muốn làm chủ nghệ thuật giao tiếp. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và những mối quan hệ trong đời sống. Bạn sẽ phải một mình đối mặt với mọi việc nếu như không có gia đình và thân hữu, chưa kể, cuộc sống của bạn sẽ buồn tẻ, cô đơn và kém thú vị đi rất nhiều.

Trong công việc cũng vậy, không ai đủ giỏi giang và mạnh mẽ để một mình đi đến đỉnh thành công. Bạn sẽ cần đến sự thấu hiểu và hỗ trợ từ đồng nghiệp, từ các phòng ban để giải quyết những khó khăn, thử thách. Rồi bạn cũng cần có mối quan hệ mật thiết với đối tác, khách hàng, những nhân sự cùng ngành…

Bạn sẽ dành đến 1/3 cuộc đời để đi làm, nên những mối quan hệ tốt đẹp ấy sẽ khiến bạn cảm thấy “dễ thở” hơn ở môi trường đầy cạnh tranh, gai góc này. Thế nên, kỹ năng giao tiếp cho người đi làm là vô cùng, vô cùng quan trọng trong thời buổi ngày nay.

Những mối quan hệ tốt đẹp, giao tiếp và thuyết phục người khác hiệu quả cũng sẽ giúp bạn có được hiệu suất làm việc cao hơn, dễ dàng đạt đến nấc thang sự nghiệp mong muốn hoặc chí ít cũng sẽ khiến quãng thời gian làm việc của bạn trở nên ý nghĩa.


Cẩm nang kỹ năng giao tiếp cho người đi làm
Kỹ năng giao tiếp cần có cho người đi làm


Chủ đề 1: Kỹ năng giao tiếp nơi công sở, những điều cần biết

1. Những nguyên tắc cần nhớ trong giao tiếp công sở

Đừng làm phiền người khác khi để âm lượng nhạc chuông hay âm báo tin nhắn quá lớn. Bạn nên điều chỉnh âm lương vừa phải hoặc để ở chế độ rung. Nếu xem tài liệu dạng video hay file âm thanh, bạn nên sử dụng tai nghe để tránh ảnh hưởng đến người khác.

Nguyên tắc giao tiếp cần nhớ là bạn cũng không nên tổ chức thảo luận hay nhóm họp tại góc làm việc của bạn. Thay vì vậy, hãy chọn hẳn phòng họp hoặc khu vực giải lao của công ty để tiếp tục bàn luận. Đồng nghiệp sẽ không ngại nếu nhóm của bạn có trao đổi ngắn tại góc làm việc nhưng sẽ thấy phiền nếu cuộc “đàm đạo” diễn ra quá lâu.

2. 10 bí quyết hiệu quả nhất giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp

Bạn muốn trao đổi một cách cởi mở nhưng lại luôn khoanh tay lại trước ngực; bạn nói rằng bạn đang lắng nghe nhưng bạn vẫn chưa rời mắt khỏi điện thoại của mình. Đó là những ám hiệu không bằng lời và không được viết ra nhưng nó lại nói lên được rất nhiều thứ.

Như trong một buổi phỏng vấn, thì đừng quên rằng bạn luôn giao tiếp ngay cả khi bạn không nói 1 từ nào vì chỉ cần thông qua ánh mắt hay cách bạn để tay, cử chỉ thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào về bạn.

Tận dụng tốt ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp cho việc diễn đạt của bạn trở lên hiệu quả và sinh động hơn rất nhiều, vây tại sao chúng ta lại bỏ phí chúng?

3. 14 thói quen giúp bạn tỏ sáng nhờ giao tiếp tốt

– Nói chuyện một cách tự tin và khoan thai, thong thả. Ứng xử thông minh.

– Hành xử với người đối diện như người đó là người quan trọng nhất thế gian.

– Biết cách ca ngợi người khác đúng lúc, đúng chỗ; không ca ngợi quá mức khiến lời khen trở nên giả tạo, sáo rỗng.

– Cười khi nói chuyện với người khác.

– Sử dụng cuộc nói chuyện như một cơ hội để học hỏi người khác chứ không phải là cơ hội để nâng cao bản thân.

4. Nguyên tắc cơ bản giúp bạn luôn khéo léo trong ứng xử


– Xưng hô: Luôn tuân theo tuổi tác. Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải gọi bằng anh, chị, chú bác, cô, dì… Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có thể xưng tên. Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi cấp trên là anh/chị.
Tuyệt đối không nói chuyện nhát gừng, trống không, dù là với đối tượng nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ của người nói. Không xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ.

– Cách nói: Rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung lời nói phải phù hợp với trình độ, độ tuổi người nghe. Hoặc cùng một nội dung, nhưng nếu bạn nói với một bác nông dân thì sẽ khác, nói với một cô giáo thì sẽ khác. Hai người có trình độ chênh nhau cùng nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói thì sẽ rất khó mà truyền đạt cho nhau hiểu.

Trong trường hợp bạn không thể điều chỉnh cách nói chuyện, ngôn ngữ thường dùng của mình, bạn có thể bị cho là kiêu ngạo, tự phụ, kém hòa đồng.

5. Làm thế nào để bạn nói chuyện hay?

Dù nói chuyện trong cuộc họp hay chỉ là chuyện phiếm nơi quán cà phê, bạn cũng cần phải hiểu rõ đối tượng tiếp nhận: họ là ai, ở vào độ tuổi nào, có tính cách đặc trưng là gì, họ thích nghe chuyện gì, họ có mối quan hệ như thế nào với bạn?

Mỗi đối tượng đòi hỏi một cách nói chuyện khác nhau, và bạn nên khéo léo áp dụng. Không nên bỡn cợt, bông đùa quá lố với người lớn tuổi và trái lại, với người nhỏ tuổi hơn hoặc ngang hàng mà nói chuyện khô cứng, nghiêm túc thì sẽ rất nhàm chán.

Bạn cũng cần tập cho mình một vẻ ngoài tự nhiên, từ trang phục đến giọng nói. Nhiều người truyền tải câu chuyện không thuyết phục là vì cách nói của họ không được tự nhiên, gây cảm giác cho người đối diện là họ đang đóng kịch.

6. Cách thức thu hút người khác trong giao tiếp

Nhiều người cho rằng để thu hút người khác, ta cần cố gắng nghĩ ra những cách thể hiện, nói năng thật hay. Tuy nhiên điều nghịch lý là, hầu hết mọi người đều bị thu hút nhiều nhất bởi những người lắng nghe họ.

Vì sao lại như vậy? Trong tâm trí, hầu như mỗi người luôn ý thức rằng mình là người vô cùng đặc biệt. Cho nên khi gặp được người có thể nhận ra sự đặc biệt của mình, lắng nghe mình, chúng ta sẽ dễ dàng bị họ – những người biết đánh giá cao bản thân chúng ta lôi cuốn.

Chính vì vậy mà việc lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ, về những điều họ quan tâm mới chính là chìa khóa khiến bạn thật sự tạo ấn tượng và thu hút họ.

Chủ đề 2: Tạo dựng và duy trì mối quan hệ nơi công sở

1. Bí quyết tạo dựng và duy trì mối quan hệ

Kỹ năng tạo dựng và duy trì các mối quan hệ đặc biệt quan trọng khi bạn cần phải trải qua một vài công việc mới có thể đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Một vài mối quan hệ mà bạn cần duy trì tại công sở có thể kể đến như:

– Quan hệ với cấp trên

– Quan hệ với đồng nghiệp

– Quan hệ với khách hàng



2. 10 điều giúp bạn được tín nhiệm nơi công sở

Một ngày bạn làm việc 8h tại công sở, bạn thường xuyên tiếp xúc với nhà lãnh đạo, đồng nghiệp và các khách hàng…Giao tiếp, ứng xử với họ nơi công sở như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất và thể hiện nét văn hóa trong ứng xử đang là boăn khoăn của không ít “dân công sở”. Dưới đây là 10 nguyên tắc “vàng” trong ứng xử công sở giúp bạn nâng cao sự tín nhiệm của mình:

3. Làm gì khi có xung đột nơi công sở

Mâu thuẫn xung đột trong công sở là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên ta vẫn có thể giải quyết những xung đột đó bằng kỹ năng giao tiếp một cách khôn khéo và ôn hòa nếu có cách thức, thái độ cư xử phù hợp.
Ở đây không có nghĩa là “một câu nhịn, chín câu lành”, mà im lặng để thay đổi trạng thái cảm xúc của hai bên và rút lui để tìm cơ hội tốt hơn cho cuộc tranh luận. Bất luận bạn đúng hay đối phương đúng, hoặc là cả hai đều chưa đúng, nếu như vấn đề bắt đầu có chiều hướng ngày càng mâu thuẫn và thái độ của hai phía có nguy cơ mất kiểm soát thì cách giao tiếp ở đây là bạn hãy chủ động dừng lại. Biết im lặng và rút lui đúng lúc là người khôn ngoan.



Chủ đề 3: Giao tiếp cho người đi làm nơi công sở, một số kỹ năng then chốt

1. Dậm chân tại chổ vì cách giao tiếp kém

Nhiều người trong công ty có khi không hề biết đến sự tồn tại của Ngân. Cô quá im lặng, kỹ năng giao tiếp kém và không tham gia họat động đoàn thể…

Mỗi khi công ty có khách, mọi người không dám giao cho Ngân đi tiếp khách hay ăn uống. Cô không biết nói chuyện gì, dù là những câu xã giao thông thường. Cô chỉ biết tận tình đối đãi khách rồi cười trừ và rồi im lặng. Một, hai lần, sếp rút kinh nghiệm và cho cô ở nhà.

Cô chỉ nói chuyện và tự nhiên với những người cô thân thiết. Và dường như cô mắc bệnh sợ sếp. Cứ mỗi lần nói chuyện, dù là tán gẫu trong phòng bếp, mà có mặt sếp là cô không biết nói gì và không biết hưởng ứng câu chuyện như thế nào cả. Lại im lặng, đỏ mặt. Lại đứng một lúc rồi trở về chỗ ngồi với công việc quen thuộc của mình. Thế nên sếp đánh giá cô cũng chỉ ở mức trung bình, có cơ hội đi học thêm hay nâng cao trình độ, cũng phải lâu lâu mới đến lượt cô.

Giao tiếp cho người đi làm
Đừng để mình mãi dậm chân tại chỗ vì giao tiếp kém


2. Thuyết phục người khác, những bí quyết bạn cần biết

Hãy tưởng tượng bạn đang hẹn gặp một cô gái mới quen qua mạng. Điều gì sẽ khiến cô ấy tin tưởng vào bạn? Không chỉ học vấn, nghề nghiệp, mà còn là cách ăn mặc, ngoại hình của bạn là một nghệ thuật giao tiếp. Người ta thường tin tưởng những người ăn mặc lịch sự, đeo kính cận, tóc tai gọn gàng hơn vì họ cho đó là người thuộc tầng lớp trí thức, phong cách chỉnh chu, đứng đắn. Ngược lại, nếu bạn chỉ cần có một vết xăm ở bắp tay hay đâu đó dễ thấy thôi, người đối diện sẽ ngay lập tức e dè bạn. Vì vậy, tùy vào tính chất của cuộc giao tiếp, hãy có những kỹ năng giao tiếp nhất định và ăn mặc và tạo một vẻ ngoài đứng đắn, gọn gàng để gây được thiện cảm.

3. Cách giao tiếp giúp bạn thuyết phục người khác thành công

Hãy thử tưởng tượng rằng bạn có cơ hội để thuyết phục ai đó làm theo điều bạn muốn. Nghe có vẻ dễ dàng nhỉ? Thật sự đây không là điều quá khó. Một số chuyên gia đã nỗ lực “nghiên cứu” ra đâu là nghệ thuật của sự thuyết phục. Các phương pháp của họ khá hiệu quả.

Khi bạn không có “quyền” để ra lệnh cho ai đó, bạn phải khôn khéo sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình, những thủ thuật tâm lý để thuyết phục họ nghe theo lời bạn. Bạn hãy tự đặt mình vào vai một người diễn thuyết, còn người nghe sẽ là khán giả của bạn.

Khảo sát tình hình: Trước khi “trổ tài”, tìm hiểu rất quan trọng khán giả của bạn, họ là ai và tại sao họ lại nghĩ như vậy, làm như vậy. Làm như vậy, bạn sẽ dễ dàng tiến đến 2 mục đích quan trọng sau đây:

Bạn có thể đồng cảm với họ, thiết lập được một mối liên hệ gần gũi.
Bạn có thể cấu trúc tốt hơn những tranh luận của bạn để đưa ra tại sao những quan điểm của bạn nghe hợp lý hơn của họ.
Sau khi đáp ứng được những yếu tố trên, bạn hãy thực hiện những mẹo sau đây:


4. Làm thế nào để bạn thành công trong mọi cuộc đàm phán

Trong thế giới thương mại đầy sôi động hiện nay, đàm phán đóng một vai trò rất quan trọng để trong việc đạt tới thành công của mọi bản hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn có không ít nhà đàm phán không thành công trong việc thuyết phục đối tác ký kết hợp đồng chỉ bởi một lý do rất cơ bản nhưng lại rất cần thiết, đó là lắng nghe. Lắng nghe cũng chính là 1 trong những nghệ thuật giao tiếp mà bất cứ ai cũng cần phải nắm vững

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng đàm phán là quá trình thuyết phục, mà thuyết phục có nghĩa là thiên về kỹ năng giao tiếp bằng giọng nói. Vì vậy, họ cho rằng nói là ở thế chủ động còn lắng nghe là thế bị động. Họ đã quên rằng việc thuyết phục sẽ trở nên rất khó khăn khi không dự đoán trước được tâm ý của người mà bạn đang cố gắng để thuyết phục.

Rồi bạn sẽ nhận thấy, việc mình trở nên tự tin, có kỹ năng giao tiếp tốt và thuyết phục hiệu quả sẽ nâng cao giá trị của bản thân trong môi trường công sở đến mức nào. Kyna.vn có niềm tin và hy vọng bộ CẨM NANG KỸ NĂNG GIAO TIẾP DÀNH CHO NGƯỜI ĐÃ ĐI LÀM này là hữu ích và cần thiết cho các bạn.

>> Nguồn: Kyna.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét