Những người có kỹ năng giao tiếp thông minh luôn có khả năng
nói chuyện với bất cứ ai và về bất cứ điều gì trong mọi bối cảnh. Trong khi một
số người khác cảm thấy khá khó khăn để có thể duy trì một cuộc nói chuyện dù là
ngắn. Điểm khác biệt giữa họ không phải ở kiến thức mà là kỹ năng giao tiếp và
giữ lửa cho cuộc đối thoại diễn ra suôn sẻ.
Một trong yếu tố tạo nên kỹ năng giao tiếp thuần thục đó là
“nghe chủ động”. Nghe chủ động có nghĩa là tập trung vào đối phương, cho dù là
cuộc nói chuyện trong nhóm hay chỉ có hai người. Muốn cải thiện việc lắng nghe,
bạn cần phải để cho người khác biết rằng bạn đang nghe những gì họ nói. Vì vậy,
nghe chủ động chính là để hiểu được người đó đang nói điều gì.
Nghe chủ động là bí quyết giao tiếp thông minh |
Là người nghe, bạn có thể nhắc lại thông điệp của đối phương
bằng từ ngữ của mình. Điều đó không có nghĩa là bạn đồng ý với tất cả những gì
họ nói, mà chỉ có nghĩa là bạn thực sự hiểu họ đang nói gì. Bên cạnh đó, sự thừa
nhận có thể đơn giản chỉ là một cái gật đầu hoặc “ừ… ờ…” thật nhẹ. Về cơ bản,
cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể và các dấu hiệu khác để báo cho đối phương biết bạn
đang lắng nghe. Bạn cũng nên thinh thoảng phản hồi với người nói theo cách khuyến
khích anh ta tiếp tục nói hoặc đặt câu hỏi và đưa ra lời bình luận để thể hiện
được bạn thật sự đang lắng nghe và mong muốn được trao đổi chuyên sâu hơn về vấn
đề.
Có bốn bước quan trọng để luyện tập được thói quen “nghe chủ
động”, đảm bảo rằng bạn nghe được những gì người khác nói và họ cũng biết rằng
bạn đang thật sự lắng nghe.
Bước 1: Chú ý
Hoàn toàn tập trung cao độ về phía đối phương |
Bạn nên dành một sự chú ý hoàn toàn và sự tập trung cao độ về
phía đối phương, không để bị phân tán bởi bất cứ điều gì, bằng cách:
- Nhìn vào người đang nói, tránh nhìn xuống, nhìn lên hay
nhìn xung quanh. Tuy nhiên, đừng nhìn chằm chằm.
- Gạt bỏ tất cả những suy nghĩ khiến bạn mất tập trung.
- Tránh bị phân tán tư tưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
- Quan sát và “lắng nghe” ngôn ngữ cơ thể của người nói.
Bước 2: Thể hiện rằng bạn đang nghe
Thể hiện cảm xúc tích cực |
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ của bạn để truyền tải sự
chú ý, như:
- Thường xuyên gật đầu, lưu ý không gật đầu liên tục.
- Mỉm cười và sử dụng các biểu hiện cảm xúc tích cực trên
khuôn mặt.
- Khuyến khích đối phương tiếp tục nói với các lời bình luận
ngắn gọn như “vâng, ừ, ờ,…”
Bước 3: Đưa ra phản hồi
Khi đã lắng nghe và hiểu được thông điệp truyền tải từ đối
phương. Với vai trò là người nghe, bạn nên tự suy xét lại các thông tin đó và đặt
câu hỏi để xác nhận, thông qua:
- Nói: “Điều tôi nghe đó là…” và “nghe như bạn đang muốn nói
về…” là cách tuyệt vời để đưa ra phản hồi với đối phương.
- Đặt câu hỏi để làm rõ các điểm quan trọng và xác nhận lại
thông tin: “Bạn muốn đề cập đến vấn đề gì…?” hay “Đây có phải là ý của bạn
không?”
Bước 4: Phản ứng một cách hợp lý
- Nghe chủ động là một hình mẫu thể hiện sự tôn trọng và thấu
hiểu.
- Thẳng thắn, cởi mở và chân thành trong phản ứng của bạn.
- Lịch sự thể hiện quan điểm của bạn, đừng ngắt lời người
khác bằng những phản biện của bạn.
- Đối xử với người khác theo cách mà bạn nghĩ rằng họ muốn
được bạn đối xử.
Với bốn bước trên, bạn có thể tự rèn luyện cho mình khả năng
“nghe chủ động” khi giao tiếp. Từ đó, bạn có thể hoàn toàn tự tin giao tiếp tốt
hơn để xây dựng và cải thiện các mối quan hệ thật bền vững.
Với vai trò người lãnh đạo, “lắng nghe chủ động” sẽ giúp bạn
mở rộng mối quan hệ trong công việc cũng như trong cuộc sống để trở thành người
lãnh đạo đắc nhân tâm.
>> Nguồn: engagement.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét