Bắt tay là một trong những phần không thể thiếu trong kỹ
năng giao tiếp, đây là một hành động mang nhiều thông điệp ý nghĩa giúp những
cuộc giao tiếp và đàm phán trở nên thành công hơn. Tuy nhiên để cái bắt tay
phát huy được hết công dụng của mình, bạn cần có kỹ năng bắt tay. Khi nào cần bắt
tay? Bắt tay như thế nào? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề
này.
Cách bắt tay nói lên điều gì?
Khi bạn và đối phương bắt tay với nhau, đó là cách tốt nhất
để đối phương tin tưởng bạn. Tùy thuộc vào cái bắt tay của bạn như thế nào, mạnh
hay nhẹ, chặt hay lỏng sẽ giúp đối phương cảm nhận được bạn có xem trọng mối
quan hệ giữa hai người, hay xem trọng cuộc đàm phán vừa xảy ra hay không.
Không chỉ vậy, thông qua cái bắt tay cũng giúp bạn thể hiện
một phần tính cách của mình. Bạn là người mạnh mẽ, quyết đoán, cái bắt tay của
bạn cũng sẽ xiết chặt, dứt khoát. Và ngược lại, người khác sẽ nhận định bạn do
dự, thiếu quyết đoán nếu cái bắt tay không có nội lực.
Cùng với kỹ năng chào hỏi, bắt tay là kỹ năng không thể thiếu
để bắt đầu một cuộc giao tiếp thành công. Do vậy, để gây được ấn tượng tốt với
đối phương, bạn cần rèn luyện kỹ năng bắt tay để có được một cái bắt tay ăn điểm.
6 cách để có được cái bắt tay ăn điểm trong giao tiếp
1. Lựa chọn thời điểm bắt tay
Thời điểm bắt tay rất quan trọng, bạn cần chọn những thời điểm
phù hợp. Nếu không cái bắt tay sẽ bị phản tác dụng, biến bạn trở thành một người
vô duyên, bất lịch sự. Thời điểm thích hợp để bắt tay người khác bao gồm:
Khi bắt đầu hoặc kết thúc một cuộc gặp gỡ đối tác hoặc trong
một bối cảnh kinh doanh.
Trong một buổi gặp mặt với những người bạn chưa quen, bạn có
thể bắt tay khi được giới thiệu với người khác. Cái bắt tay lúc này giúp bạn
cho người khác thấy được thành ý muốn làm quen và sự cởi mở nơi bạn. Cũng là một
cách chào hỏi xã giao để có thể bắt đầu một mối quan hệ với đối phương. Việc bạn
ngồi im hay chỉ cười với đối phương khi được giới thiệu sẽ làm người khác cảm
thấy bạn khó gần.
Cái bắt tay cũng là một điều cần thiết khi bạn gặp gỡ đối
tác, đây được cho là một trong những yếu tố lịch sử tối thiểu cần phải thực hiện.
Bên cạnh đó, cái bắt tay thân thiện sẽ giúp bạn trở nên đáng tin cậy hơn trong
mắt đối tác, giúp đối phương dễ dàng mở lòng, làm nên một cuộc giao tiếp hoặc một
cuộc đàm phán thành công.
2. Có sự chủ động nhưng không hấp tấp
Hãy thể hiện sự thân thiện, chân thành và cởi mở của bản
thân cho đối phương biết, bằng cách chủ động mở rộng cánh tay để tỏ ý muốn bắt
tay với họ. Tuy nhiên bạn không được hấp tấp mà phải đợi sự đáp lại của đối
phương, đợi đối phương giơ tay ra và sẵn sàng cho một cái bắt tay.
Bạn tuyết đối không nên vừa gặp nhau đã cầm lấy bàn tay họ,
điều đó sẽ làm đối phương khó chịu, mất thiện cảm đối với bạn. Và chắc hẳn
không ai muốn làm bạn hay trở thành đối tác với người bất lịch sự như vậy.
Đặc biệt đối với cấp trên, họ sẽ nhanh chóng nghĩ bạn là người
ưa nịnh nọt và cũng không ai muốn tuyển một nhân viên như thế. Khi bắt tay với
người có thẩm quyền cao hơn, bạn phải thật chú ý để cái bắt tay đó không trở
thành cái bắt tay “xu nịnh”.
3. Một phong thái thân thiện và tự tin
Như đã nói ở phần trên, cái bắt tay thể hiện một phần tính
cách của bạn, vì vậy hãy gây thiện cảm cho đối phương bằng một phong thái thân
thiện và tự tin.
Trước khi bắt tay, bạn cần chọn đứng cách đối phương một khoảng
phù hợp, tầm 70cm – 100cm. Khoảng cách này không quá gần khiến cả hai cảm thấy
ngại, nhưng cũng không quá xa làm việc bắt tay trở nên khó khăn.
Khi bắt tay, bạn chú ý phải nhìn thẳng vào đối phương. Bạn
hãy tưởng tượng, một người đứng trước mặt bạn nhưng lại không nhìn thẳng vào bạn,
chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy người ta không tôn trọng bạn. Và đương nhiên đối
phương cũng sẽ cảm thấy như bạn vậy. Do đó hãy nhìn đối phương bằng đôi mắt
thân thiện kèm với một nụ cười nhẹ nhàng. Vì bạn cười lớn sẽ gây phản cảm, vô
duyên, làm giảm hiệu quả cái bắt tay.
Bạn cũng đừng quên nói một lời bất kỳ nào đó trước khi bắt
tay. Tùy thuộc vào hoàn cảnh sẽ có một lời nói khác nhau. Ví như khi được giới
thiệu với người khác, bạn có thể nói “Rất vui được gặp bạn”, sau một cuộc đàm
phán thành công, bạn có thể nói “Cảm ơn anh”,…
4. Làm chủ cường độ cái bắt tay
Trong khi bắt tay, để có một cái bắt tay “đạt chuẩn”, gây ấn
tượng tốt đối với đối phương. Bạn không nên nắm tay đối phương quá chặt vì sẽ
làm người đối diện cảm thấy sợ hãi, đồng thời biến bản thân thành người thô lỗ.
Nhưng không có nghĩa là bạn nên nắm hờ. Một cái nắm tay hờ hững khi bắt tố cáo
với đối phương bạn là một người hời hợt và không đáng tin tưởng. Do vậy bạn cần
làm chủ cường độ cái bắt tay của mình ở mức độ vừa phải, không quá lỏng, không
quá chặt. Sau khi nắm tay, bạn lắc tay nhẹ nhưng dứt khoát. Tuyệt đối tránh việc
lắc quá yếu hoặc quá mạnh.
5. Không bắt tay quá lâu
Thời gian bắt tay cũng là một trong những yếu tố quan trọng
làm nên một cái bắt tay ăn điểm mà nhiều người thường hay bỏ qua. Bạn không nên
bắt tay quá lâu, điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu. Đặc biệt nếu bạn
là nam bắt tay với phụ nữ quá lâu thì cái bắt tay lập tức bị đối phương quy về
một hành động xấu. Cuộc giao tiếp của hai người cũng không thể thành công.
Thông thường, một cái bắt tay chỉ nên kéo dài 2 – 4 giây là vừa.
6. Nói “Không” với những sai lầm khi bắt tay
Để cái bắt tay không trở thành điểm yếu tố cáo con người của
bạn, bạn tuyệt đối phải tránh những sai lầm như sau:
Không tự tiện bắt tay khi đối phương chưa sẵn sàng, bởi chắc
hẳn không ai muốn bị người lạ tự tiện đụng chạm. Việc chủ động bắt tay khi chưa
được đối đồng ý không những không thể hiện được thành ý của bạn, mà còn làm đối
phương nhận định bạn là người thiếu tinh tế, không tôn trọng họ.
Để người khác không cảm thấy bạn thiếu tôn trọng họ, bạn
cũng không được bắt tay với bàn tay đầy mồ hôi. Trong trường hợp người khác tỏ
ý muốn tay, bạn nên lau sạch tay rồi mới đáp lại. Nếu như bạn đang ngồi, bạn cần
phải đứng dậy trước khi bắt tay với đối phương.
Tổng kết
Kỹ năng bắt tay là một kỹ năng quan trọng giúp bạn giao tiếp
hiệu quả, đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Hãy vận dụng những kỹ
năng bắt tay mà bài viết đã chia sẻ để rèn luyện cho bản thân cách bắt tay “cực
chuẩn”, gây được thiện cảm với người đối phương.
>> Nguồn: camnanggiaoduc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét