This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Ấn Độ cấm bài tập về nhà và giảm sức nặng của cặp sách

Chính phủ lo ngại trẻ sẽ chịu tổn thương về cột sống và dễ bị gù nếu mang quá nhiều sách vở trong cặp. 

Theo Sky News ngày 27/11, chính phủ Ấn Độ vừa ban hành hướng dẫn về trọng lượng cặp sách cho học sinh ở từng độ tuổi, sau khi nghiên cứu chỉ ra rằng cặp sách quá nặng dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống.

Ấn Độ cấm bài tập về nhà và giảm sức nặng của cặp sách


Giáo viên lớp 1 và lớp 2 trên cả nước cũng bị cấm giao bài tập về nhà để trẻ không phải mang những cuốn sách dày theo người sau khi tan học.

Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ chỉ ra 68% học sinh dưới 13 tuổi đang chịu chứng đau lưng nhẹ, có thể phát triển thành mạn tính và sau đó dẫn đến gù lưng.

Hơn 2.500 trẻ và 1.000 phụ huynh ở các thành phố lớn đã được thăm dò ý kiến, cho thấy 88% trẻ từ 7 đến 13 tuổi mang cặp sách nặng hơn 45% trọng lượng cơ thể trên lưng.

Bà mẹ hai con Rashmi Tapke khẳng định cặp sách nặng phản ánh thời gian biểu kém hiệu quả của nhà trường. Cô tin rằng nếu lên kế hoạch đúng đắn, học sinh sẽ không phải mang đi mang về quá nhiều sách vở.

Ở bang Maharashtra, nơi có thành phố Mumbai đông dân nhất cả nước, cặp sách không được vượt quá 10% trọng lượng cơ thể của trẻ. Nhiều trường hiện sử dụng bảng trắng và máy chiếu để trẻ không phải mang theo sách giáo khoa.

Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn rộng lớn ở Ấn Độ, trẻ phải đi bộ một quãng đường dài để đến trường, trong khi đeo cặp sách rất nặng. Một số em cần vượt sông suối nên phải giơ sách lên đầu để tránh làm ướt.

"Con gái yếu ớt của tôi có khoảng 4-5 kg sách trong cặp, thêm cả hộp cơm trưa và chai nước trong một túi riêng", tài xế Rajinder Shukla kể về cảnh đi học hàng ngày của con ở bang Uttar Pradesh.

>> Nguồn: Thùy Linh

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Tại sao giáo dục Phần Lan tốt nhất trên thế giới?

Phần Lan là một đất nước phong phú về cải cách trí tuệ và giáo dục trong nhiều năm qua đã khởi xướng một số thay đổi mới lạ.


Nhiều người đã quen thuộc với khuôn mẫu của sự ghi nhớ, kiểu học thuộc lòng và cách làm việc chăm chỉ của các quốc gia Đông Á. Nhiều quốc gia trong số này, như Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản thường xếp hạng ở vị trí số một trong cả toán và khoa học.
Một số chuyên gia hướng tới mô hình này như một điều mà người Mỹ mong muốn trở thành. Làm việc nhiều hơn! Học tập chăm chỉ hơn! Sống ít hơn. Thực tế và số liệu không nói dối, những quốc gia này hoạt động tốt hơn Mỹ nhưng vẫn có thể có cách tốt hơn và lành mạnh hơn để giải quyết vấn đề này.
Phần Lan là câu trả lời, một đất nước phong phú về cải cách trí tuệ và giáo dục trong nhiều năm qua đã khởi xướng một số thay đổi mới lạ và đơn giản giúp họ hoàn toàn cách mạng hóa hệ thống giáo dục. Họ vượt trội hơn Hoa Kỳ và đang bắt kịp các quốc gia Đông Á.
Nhưng cách họ làm như thế nào?. Dưới đây là 5 lý do tại sao hệ thống giáo dục của Phần Lan vượt trội so với Mỹ và thế giới.

Tại sao giáo dục Phần Lan tốt nhất trên thế giới?

1. Phần Lan không có các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa
Thông thường, các bài kiểm tra, dù là trắc nghiệm hay tự luận, là cách thức chúng ta đánh giá mức độ hiểu biết của người kiểm tra về một môn học hoặc chủ đề nào đó. Cách làm này kéo theo việc học sinh sẽ học cách nhồi nhét để vượt qua bài kiểm tra và giáo viên sẽ giảng dạy với mục đích duy nhất là học sinh đậu kỳ thi. Trong mối tương quan này, việc học tập đã bị ném ra ngoài.
Phần Lan không có các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Ngoại lệ duy nhất của họ là một kỳ thi được gọi là kỳ thi thi tuyển quốc gia. Đây là một kỳ thi tự nguyện cho học sinh vào cuối năm học phổ thông. Tất cả trẻ em trên khắp Phần Lan được phân loại trên cơ sở cá nhân và hệ thống chấm điểm bởi giáo viên của họ. Việc theo dõi tổng thể được thực hiện bởi Bộ Giáo dục bằng cách lấy mẫu các nhóm trên các phạm vi khác nhau của các trường.
2. Tiêu chuẩn đặt ra cho các giáo viên rất cao
Có rất nhiều than phiền về các giáo viên và đôi khi chúng đúng. Nhưng ở Phần Lan, tiêu chuẩn đặt ra cho các giáo viên rất cao. Và thường thì không có lý do để có một hệ thống “phân loại” nghiêm ngặt cho giáo viên. Pasi Sahlberg, Giám đốc của Bộ Giáo dục Phần Lan, kiêm tác giả cuốn sách “Bài học Phần Lan: Thế giới có thể học hỏi gì từ sự thay đổi giáo dục ở Phần Lan?” từng nói:
“Không có từ giải trình ở Phần Lan… Giải trình là điều còn lại sau khi đã trừ đi trách nhiệm.”
Tại Phần Lan, tất cả giáo viên được yêu cầu phải có bằng thạc sĩ trước khi vào nghề. Chương trình đào tạo là những trường chuyên nghiệp nghiêm ngặt và có chọn lọc nhất trong cả nước. Nếu giáo viên không làm việc tốt thì đó là trách nhiệm của riêng hiệu trưởng phải làm điều gì đó để điều chỉnh.
Mối quan hệ động giữa thầy và trò trong giáo dục, trong đó vốn dĩ người giáo viên phải đạt đến trình độ thạc sĩ để hành nghề, không thể đơn giản hóa thành những bài kiểm tra tĩnh được tiêu chuẩn hóa. Việc giáo dục cần phải được thực hiện trên cơ sở cá nhân.
4. Đoàn kết, hợp tác, không cạnh tranh
Trong khi hầu hết người Mỹ và các nước khác nhìn hệ thống giáo dục là một trong những cuộc thi lớn theo chủ thuyết Darwin thì người Phần Lan nhìn khác đi. Sahlberg trích dẫn một dòng từ một nhà văn tên Samuli Paronen: “Người chiến thắng thực sự không cạnh tranh.”
Trớ trêu thay, chính thái độ không tranh lại đặt Phần Lan lên tốp đầu thế giới. Trong hệ thống giáo dục của Phần Lan không có danh sách các trường điểm hoặc giáo viên giỏi. Nơi đó không phải là môi trường cạnh tranh, thay vào đó, sự hợp tác là tiêu chuẩn.
Tại sao giáo dục Phần Lan tốt nhất trên thế giới?
Hệ thống giáo dục Phần Lan có 9 năm học bắt buộc. Sau 9 năm này, hoặc khi học sinh 16 tuổi, việc học tập như thế nào là quyền tùy chọn của mỗi học sinh.
4. Chỉ cần điều cơ bản
Nhiều hệ thống trường học rất quan tâm đến việc tăng điểm kiểm tra và hiểu biết về môn toán và khoa học. Họ có xu hướng quên đi những gì tạo thành một môi trường học tập và sinh ra những học sinh hạnh phúc, hài hòa, khỏe mạnh. Nhiều năm trước, hệ thống trường học của Phần Lan cần một số cải cách nghiêm túc.
Quốc gia này tập trung vào việc quay lại những điều cơ bản. Họ tìm cách làm cho môi trường học đường trở thành một nơi công bằng hơn.
5. Đi học trễ hơn
Ở đây người Phần Lan lại tiếp tục thay đổi với các chi tiết rất nhỏ. Học sinh bắt đầu đi học khi chúng được bảy tuổi. Đây là cách giúp trẻ tự do phát triển trong những năm thơ ấu, không bị ràng buộc vào giáo dục bắt buộc. Điều này giúp trẻ em thật sự là trẻ em và tuổi thơ được giữ lại.
Hệ thống giáo dục Phần Lan có 9 năm học bắt buộc. Sau 9 năm này, hoặc khi học sinh 16 tuổi, việc học tập như thế nào là quyền tùy chọn của mỗi học sinh.
Chỉ cần nhìn từ một quan điểm tâm lý, đây là một lý tưởng giải phóng. Tuy vậy cũng có giai thoại cho rằng nhiều học sinh thực sự cảm thấy như họ đang bị mắc kẹt trong một nhà tù. Phần Lan làm giảm bớt lý tưởng cưỡng bức này và thay vào đó là lựa chọn để chuẩn bị cho con cái của họ cho thế giới thực.
Nguồn Weforum

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

6 cách để có được cái bắt tay ăn điểm trong giao tiếp


Bắt tay là một trong những phần không thể thiếu trong kỹ năng giao tiếp, đây là một hành động mang nhiều thông điệp ý nghĩa giúp những cuộc giao tiếp và đàm phán trở nên thành công hơn. Tuy nhiên để cái bắt tay phát huy được hết công dụng của mình, bạn cần có kỹ năng bắt tay. Khi nào cần bắt tay? Bắt tay như thế nào? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

6 cách để có được cái bắt tay ăn điểm trong giao tiếp

Cách bắt tay nói lên điều gì?

Khi bạn và đối phương bắt tay với nhau, đó là cách tốt nhất để đối phương tin tưởng bạn. Tùy thuộc vào cái bắt tay của bạn như thế nào, mạnh hay nhẹ, chặt hay lỏng sẽ giúp đối phương cảm nhận được bạn có xem trọng mối quan hệ giữa hai người, hay xem trọng cuộc đàm phán vừa xảy ra hay không.
Không chỉ vậy, thông qua cái bắt tay cũng giúp bạn thể hiện một phần tính cách của mình. Bạn là người mạnh mẽ, quyết đoán, cái bắt tay của bạn cũng sẽ xiết chặt, dứt khoát. Và ngược lại, người khác sẽ nhận định bạn do dự, thiếu quyết đoán nếu cái bắt tay không có nội lực.
Cùng với kỹ năng chào hỏi, bắt tay là kỹ năng không thể thiếu để bắt đầu một cuộc giao tiếp thành công. Do vậy, để gây được ấn tượng tốt với đối phương, bạn cần rèn luyện kỹ năng bắt tay để có được một cái bắt tay ăn điểm.

6 cách để có được cái bắt tay ăn điểm trong giao tiếp

1. Lựa chọn thời điểm bắt tay

6 cách để có được cái bắt tay ăn điểm trong giao tiếp


Thời điểm bắt tay rất quan trọng, bạn cần chọn những thời điểm phù hợp. Nếu không cái bắt tay sẽ bị phản tác dụng, biến bạn trở thành một người vô duyên, bất lịch sự. Thời điểm thích hợp để bắt tay người khác bao gồm:
Khi bắt đầu hoặc kết thúc một cuộc gặp gỡ đối tác hoặc trong một bối cảnh kinh doanh.
Trong một buổi gặp mặt với những người bạn chưa quen, bạn có thể bắt tay khi được giới thiệu với người khác. Cái bắt tay lúc này giúp bạn cho người khác thấy được thành ý muốn làm quen và sự cởi mở nơi bạn. Cũng là một cách chào hỏi xã giao để có thể bắt đầu một mối quan hệ với đối phương. Việc bạn ngồi im hay chỉ cười với đối phương khi được giới thiệu sẽ làm người khác cảm thấy bạn khó gần.
Cái bắt tay cũng là một điều cần thiết khi bạn gặp gỡ đối tác, đây được cho là một trong những yếu tố lịch sử tối thiểu cần phải thực hiện. Bên cạnh đó, cái bắt tay thân thiện sẽ giúp bạn trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt đối tác, giúp đối phương dễ dàng mở lòng, làm nên một cuộc giao tiếp hoặc một cuộc đàm phán thành công.

2. Có sự chủ động nhưng không hấp tấp

Hãy thể hiện sự thân thiện, chân thành và cởi mở của bản thân cho đối phương biết, bằng cách chủ động mở rộng cánh tay để tỏ ý muốn bắt tay với họ. Tuy nhiên bạn không được hấp tấp mà phải đợi sự đáp lại của đối phương, đợi đối phương giơ tay ra và sẵn sàng cho một cái bắt tay.
Bạn tuyết đối không nên vừa gặp nhau đã cầm lấy bàn tay họ, điều đó sẽ làm đối phương khó chịu, mất thiện cảm đối với bạn. Và chắc hẳn không ai muốn làm bạn hay trở thành đối tác với người bất lịch sự như vậy.
Đặc biệt đối với cấp trên, họ sẽ nhanh chóng nghĩ bạn là người ưa nịnh nọt và cũng không ai muốn tuyển một nhân viên như thế. Khi bắt tay với người có thẩm quyền cao hơn, bạn phải thật chú ý để cái bắt tay đó không trở thành cái bắt tay “xu nịnh”.

3. Một phong thái thân thiện và tự tin

6 cách để có được cái bắt tay ăn điểm trong giao tiếp


Như đã nói ở phần trên, cái bắt tay thể hiện một phần tính cách của bạn, vì vậy hãy gây thiện cảm cho đối phương bằng một phong thái thân thiện và tự tin.
Trước khi bắt tay, bạn cần chọn đứng cách đối phương một khoảng phù hợp, tầm 70cm – 100cm. Khoảng cách này không quá gần khiến cả hai cảm thấy ngại, nhưng cũng không quá xa làm việc bắt tay trở nên khó khăn.
Khi bắt tay, bạn chú ý phải nhìn thẳng vào đối phương. Bạn hãy tưởng tượng, một người đứng trước mặt bạn nhưng lại không nhìn thẳng vào bạn, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy người ta không tôn trọng bạn. Và đương nhiên đối phương cũng sẽ cảm thấy như bạn vậy. Do đó hãy nhìn đối phương bằng đôi mắt thân thiện kèm với một nụ cười nhẹ nhàng. Vì bạn cười lớn sẽ gây phản cảm, vô duyên, làm giảm hiệu quả cái bắt tay.
Bạn cũng đừng quên nói một lời bất kỳ nào đó trước khi bắt tay. Tùy thuộc vào hoàn cảnh sẽ có một lời nói khác nhau. Ví như khi được giới thiệu với người khác, bạn có thể nói “Rất vui được gặp bạn”, sau một cuộc đàm phán thành công, bạn có thể nói “Cảm ơn anh”,…


4. Làm chủ cường độ cái bắt tay


Trong khi bắt tay, để có một cái bắt tay “đạt chuẩn”, gây ấn tượng tốt đối với đối phương. Bạn không nên nắm tay đối phương quá chặt vì sẽ làm người đối diện cảm thấy sợ hãi, đồng thời biến bản thân thành người thô lỗ. Nhưng không có nghĩa là bạn nên nắm hờ. Một cái nắm tay hờ hững khi bắt tố cáo với đối phương bạn là một người hời hợt và không đáng tin tưởng. Do vậy bạn cần làm chủ cường độ cái bắt tay của mình ở mức độ vừa phải, không quá lỏng, không quá chặt. Sau khi nắm tay, bạn lắc tay nhẹ nhưng dứt khoát. Tuyệt đối tránh việc lắc quá yếu hoặc quá mạnh.

 
5. Không bắt tay quá lâu

6 cách để có được cái bắt tay ăn điểm trong giao tiếp


Thời gian bắt tay cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm nên một cái bắt tay ăn điểm mà nhiều người thường hay bỏ qua. Bạn không nên bắt tay quá lâu, điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu. Đặc biệt nếu bạn là nam bắt tay với phụ nữ quá lâu thì cái bắt tay lập tức bị đối phương quy về một hành động xấu. Cuộc giao tiếp của hai người cũng không thể thành công. Thông thường, một cái bắt tay chỉ nên kéo dài 2 – 4 giây là vừa.

6. Nói “Không” với những sai lầm khi bắt tay

Để cái bắt tay không trở thành điểm yếu tố cáo con người của bạn, bạn tuyệt đối phải tránh những sai lầm như sau:
Không tự tiện bắt tay khi đối phương chưa sẵn sàng, bởi chắc hẳn không ai muốn bị người lạ tự tiện đụng chạm. Việc chủ động bắt tay khi chưa được đối đồng ý không những không thể hiện được thành ý của bạn, mà còn làm đối phương nhận định bạn là người thiếu tinh tế, không tôn trọng họ.
Để người khác không cảm thấy bạn thiếu tôn trọng họ, bạn cũng không được bắt tay với bàn tay đầy mồ hôi. Trong trường hợp người khác tỏ ý muốn tay, bạn nên lau sạch tay rồi mới đáp lại. Nếu như bạn đang ngồi, bạn cần phải đứng dậy trước khi bắt tay với đối phương.

Tổng kết
Kỹ năng bắt tay là một kỹ năng quan trọng giúp bạn giao tiếp hiệu quả, đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Hãy vận dụng những kỹ năng bắt tay mà bài viết đã chia sẻ để rèn luyện cho bản thân cách bắt tay “cực chuẩn”, gây được thiện cảm với người đối phương.
>> Nguồn: camnanggiaoduc

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Kỹ năng giao tiếp: Truyền đạt và Lắng nghe

Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi bạn phải có khả năng thể hiện ý kiến cá nhân, cái nhìn rõ ràng, tự tin và ngắn gọn súc tích trong nhịp độ, truyền tải nội dung và phong cách đến khán giả và mang đến một cuộc truyền thông tự do.
Sẽ thật thú vị khi được nói chuyện với những người không dùng các từ dài dòng, khó hiểu mà ngắn gọn xúc tích như “Ăn trưa chứ?” – Winnie-the-Pooh
 

Kỹ năng giao tiếp: Truyền đạt và Lắng nghe

TRUYỀN THÔNG - GIAO TIẾP

LẮNG NGHE: Lắng nghe chính xác những gì người khác muốn nói và muốn bày tỏ. Thể hiện sự đồng cảm.
TỔNG HỢP THÔNG TIN: Đặt ra những câu hỏi gợi mở và thăm dò để hiểu góc nhìn và cảm nhận của người khác. Làm rõ và tóm tắt lại những điều họ nói.
ĐỘNG VIÊN & GIÚP ĐỠ: Cho đi sự khuyến khích. Cảm ơn những lời khen hay sự giúp đỡ. Làm việc tốt trong một đội nhóm.
KỸ NĂNG NÓI CHUYỆN QUA ĐIỆN THOẠI: Hãy nghĩ đến trọng tâm những điều bạn muốn nói. Giữ cho những cuộc gọi bận rộn đi được đến trọng tâm vấn đề.
THUYẾT TRÌNH: Sử dụng cấu trúc, bố cục một cách logic. Dùng những phương tiện hỗ trợ hiệu quả. Tương tác với khán giả. Rõ ràng và ngắn gọn, súc tích. Câu hỏi gợi mở.
CHO & NHẬN GÓP Ý: Nói lời xin lỗi một cách rõ ràng, chứ không theo kiểu cho qua. Cho phép những ý kiến trái chiều được mang đến theo hướng đón nhận. Sử dụng quy tắc "bánh sandwich" khi cho góp ý.
THUYẾT PHỤC & ĐÀM PHÁN: Đưa ra thỏa hiệp đáp ứng được cả hai phía: win-win (cùng thắng). Tổng hợp ý chính một cách logic. Thể hiện sự khéo léo với những người bất đồng quan điểm.
NGÔN NGỮ CƠ THỂ: Sử dụng nó theo cách của bạn và hãy chú ý quan sát kỹ lưỡng ngôn ngữ cơ thể của người khác, tương tác ánh mắt, cử chỉ điệu bộ, cái gật đầu, nụ cười, tư thế mở.

TRUYỀN THÔNG hiệu quả đòi hỏi bạn phải có khả năng thể hiện ý kiến cá nhân, cái nhìn rõ ràng, tự tin và ngắn gọn súc tích trong nhịp độ, truyền tải nội dung và phong cách đến khán giả và mang đến một cuộc truyền thông tự do.
Hãy rõ ràng và ngắn gọn súc tích: Thay đổi tông giọng, nhịp độ, âm lượng để cân bằng giữa truyền đạt nội dung và câu hỏi khuyến khích.
Thuyết phục và đàm phán: Đi đến sự thỏa hiệp mà nó có lợi cho cả đôi bên: tình huống win-win. Tổng hợp ý chính một cách logic. Thể hiện sự khéo léo với những người bất đồng quan điểm.
Mang đến một bài trình bày thật hay trước khán giả: Trình bày thông điệp của bạn theo cách thú vị, kết cấu bài thuyết trình phù hợp, sử dụng những phương tiện hỗ trợ một cách hiệu quả và tương tác với khán giả.
Truyền thông hiệu quả trong một nhóm.
Đề nghị nhận giúp đỡ khi bạn cần. Nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn hỏi sự giúp đỡ từ một ai đó (với lý do hợp lý) sẽ làm cho họ thích bạn hơn!

1. LẮNG NGHE

Kỹ năng giao tiếp: Truyền đạt và Lắng nghe


Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể
Hãy nhạy cảm với ngôn ngữ cơ thể của người khác giống như những gì họ nói: tương tác ánh mắt, cử chỉ, tính hài hước,…
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể của riêng bạn: Đối diện với người khác với tư thế cởi mở, chu đáo và duy trì sự tương tác ánh mắt (thường xuyên nhìn người nói, nhưng đừng nhìn chằm chằm mọi lúc), mỉm cười, gật đầu theo nhịp độ câu chuyện.
Chăm chú lắng nghe. Thể hiện sự thích thú với những gì họ nói và không làm gián đoạn họ.
"Hãy lắng nghe nhiều hơn nói" - Richard Branson.
Nhận thức rõ những định kiến, quan niệm sai lầm mà bạn hay người nói có thể mắc phải.
Lắng nghe tốt có thể giúp bạn xây dựng được mối quan hệ và sự thông hiểu với người nói, cho phép họ thoải mái thể hiện quan điểm của họ. Điều này tạo động lực để họ được bày tỏ nhiều hơn.
Lắng nghe không tốt dẫn đến những giả định, tạo ra sự bất đồng và cản trở, làm người nói mất động lực tiếp tục, kìm hãm sự pháp triển của họ và tạo ra sự phụ thuộc cho người nghe.

Hãy LẮNG NGHE TÍCH CỰC
Phản hồi lại điều người nói vừa nói theo cách hiểu của bạn để làm rõ hơn vấn đề: Bạn hãy diễn giải và lặp lại những điểm chính.
Điều này giúp bạn tổng hợp và mang lại những phân tích mới từ những thông tin được cung cấp bởi người nói.
Đồng thời, thể hiện rằng bạn đang lắng nghe kỹ lưỡng và giúp bạn kiểm tra xem bạn có đang hiểu chính xác những gì họ nói, cho phép người nói có thể xác nhận lại và giải đáp phản hồi của bạn.
Chúng cũng khuyến khích người nói xây dựng và xác định rõ vấn đề.
Phương thức đưa phản hồi tích cực hiệu quả nhất: "Tôi đang nghe những gì bạn nói và thật sự nghiêm túc với nó" và tất nhiên bạn cũng không thể cứ mãi sử dụng những từ ngữ "ừ hử" hay "vâng" quá nhiều lần trong một cuộc hội thoại.

2. ĐỒNG CẢM

Kỹ năng giao tiếp: Truyền đạt và Lắng nghe

Đồng cảm có nghĩa là luôn đón nhận ý kiến từ người khác và nhạy bén với giá trị và cảm xúc của người khác:Cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác.
Điều này biểu lộ rằng bạn hiểu họ, bạn có thể lắng nghe những quan điểm của họ và phản hồi lại chúng.
Mỗi cá nhân đều có những góc nhìn riêng, và nó đều giá trị. Chúng ta mãi mê bận rộn với thế giới riêng của mình và không bao giờ có thể hoàn toàn hiểu được những gì đang diễn ra bên trong suy nghĩ của người khác.
Luôn sẵn sàng bày tỏ những cảm nhận và suy nghĩ của bạn và khuyến khích người khác cũng làm như vậy: Hãy mở lòng với mọi người.

3. ĐẶT CÂU HỎI VÀ TỔNG HỢP THÔNG TIN


Kỹ năng giao tiếp: Truyền đạt và Lắng nghe

A. Những loại CÂU HỎI NÊN TRÁNH

CÂU HỎI ĐÓNG
​Chỉ cần trả lời "Có/Không" và không có cơ hội để giải trình thêm.
Giới hạn những thông tin, không khai thác thêm được thông tin và chỉ nhận được những câu trả lời đơn giản.
Ví dụ: "Có phải bạn đã từ chức?", "Bài kiểm tra của bạn tốt chứ?"​
Đôi khi, chúng là những câu hỏi hữu ích khi bạn cần kiểm tra thông tin một cách nhanh chóng hoặc muốn thể hiện rằng bạn đang lắng nghe một cách chăm chú: "Nếu tôi hiểu đúng những gì bạn nói thì ý bạn là..."

​CÂU HỎI DẪN DẮT​
Chúng gần giống với câu hỏi đóng.
Chúng dự đoán trước một câu trả lời cụ thể và điều này nên tránh.
Ví dụ: "Điểm Triết học của bạn khá tệ, phải không?"
​CÂU HỎI PHỦ ĐỊNH
​Chúng đôi khi hữu ích để phân tích nhưng có thể sẽ khiến cho người nghe mất động lực để trả lời.
Ví dụ: "Có gì không ổn à?", "Lỗi của ai đây?"

​B. Những loại CÂU HỎI NÊN SỬ DỤNG

CÂU HỎI MỞ
Chúng sẽ gợi ý cho người khác bắt đầu một chủ đề.
Chúng yêu cầu những câu trả lời dài hơn, chi tiết hơn, cung cấp thêm những thông tin chất lượng hơn và khả năng gợi mở.
Chúng giúp cho cá nhân khái quát được suy nghĩ của họ và giúp họ hiểu hơn về quan điểm, cảm xúc cũng như thái độ của chính mình.
Có thể dùng những từ: Như thế nào? Khi nào? Ở đâu? Cái gì? Cái nào? Tại sao? Ai?
Ví dụ: "Hãy cho tôi biết bạn nghĩ gì về điều này?"


​CÂU HỎI THĂM DÒ
​Chúng sẽ đào sâu hơn câu trả lời của đối phương, và cho phép bạn đến gần hơn với những thông tin quan trọng.
Ví dụ: "Hãy cho tôi biết chính xác vai trò của bạn trong làm việc nhóm"


​CÂU HỎI NẾU THÌ
​Chúng là những câu hỏi giả định. Những câu hỏi sẽ đem đến kết quả chính xác bởi vì bạn sẽ không thể chuẩn bị trước câu trả lời, và nó kiểm tra khả năng suy nghĩ và phản biện nhanh.
Ví dụ: "Bạn sẽ giải quyết như thế nào với một nhân viên trộm gói bánh quy trong cửa hàng bạn?", "Ban sẽ xử xự như thế nào với một khách hàng đang nổi giận?"


CÂU HỎI XÁC NHẬN
Phản hồi lại điều người nói vừa nói theo cách hiểu của bạn để làm rõ hơn vấn đề: Bạn hãy diễn giải và lặp lại những điểm chính.
Điều này giúp bạn tổng hợp và mang lại những phân tích mới từ những thông tin được cung cấp bởi người nói.
Chúng thể hiện rằng bạn đang lắng nghe kỹ lưỡng và giúp bạn kiểm tra xem bạn có đang hiểu chính xác những gì họ nói, cho phép người nói có thể xác nhận lại và giải đáp phản hồi của bạn.
Chúng cũng khuyến khích người nói xây dựng và xác định rõ vấn đề.
Ví dụ: "Nếu tôi nghe rõ thì bạn đã cảm thấy rất tức giận về cách bạn bị đối xử phải không?"


CHỦ TRƯƠNG ĐỐI ĐỊCH
​Chúng là những câu hỏi mang tính khiêu khích. Thông thường, chúng phản ánh quan điểm ngược lại với góc nhìn của người hỏi và giúp phát hiện ra những định kiến ẩn giấu mà người được hỏi có thể có.
Ví dụ: "Tôi nghĩ chính phủ đã có những quyết định ngu ngốc trong thời gian gần đây, bạn có đồng ý với tôi không?"
Nếu bạn có một câu hỏi khó hay phức tạp, hãy mở đầu bằng cách “Tôi biết điều này sẽ khiến bạn khó trả lời nên hãy dành chút thời gian để suy ngẫm” - Điều này sẽ khơi gợi sự quan tâm và không đặt người khác vào thế phòng thủ. Đặt câu hỏi và cố gắng giữ im lặng cho đến khi bạn có câu trả lời, thời gian càng lâu thì câu trả lời bạn nhận được càng chất lượng.
 

4. XÁC NHẬN VÀ LÀM RÕ

Tự hỏi bản thân chính xác những gì bạn muốn trong cuộc hội thoại: Thiếu sự rõ ràng có thể dẫn bạn đến sự bối rối và quyết định sai lầm.
Đặt những câu hỏi làm rõ: Như thế nào? Tại sao? Khi nào? Ai? Cái gì? Ở đâu? Sẽ giúp cho người khác khái quát suy nghĩ của họ hơn.
Tóm tắt những ý chính bằng ngôn từ đơn giản.
Lấy sự đồng tình của người khác rằng tóm tắt của bạn là chính xác.
Xác định vấn đề, tập trung vào việc giải quyết: Chia ra các ý liên quan đến vấn đề và các ý liên quan đến giải pháp.
Chấp nhận với những giải pháp, ngay cả khi có thể sẽ không có bất kỳ giải pháp nào.

5. CÁC THUẬT NGỮ


Một cuộc khảo sát với các nhà quản lý được thực hiện bởi Viện Lãnh đạo (Institude of Leadership) phát hiện ra rằng các câu từ gây khó chịu nhất như: "Hãy nghĩ điều gì mới hơn đi", "Còn gì tiếp" và "Hãy đi vào trọng tâm nào", nên cốgắng tránh cụm từ như vậy khi ứng tuyển cho một vị trí công việc.
Dùng những từ ngữ đơn giản và rõ ràng.
Hãy cô đọng: Dành thời gian và cố gắng rút gọn tối đa các ý của mình.
Dùng những quan điểm đơn giản mà mọi người đều đồng tình.
Dùng thể chủ động thay vì bị động: “Tôi sẽ gửi nó cho bạn” thay cho “Nó sẽ được gửi đến bạn”.
TRÁNH dùng thuật ngữ chuyên sâu!
Chúng ta nên tạo động lực thúc đẩy nhân viên sử dụng kỹ năng của họ cho những công việc quan trọng.
Chúng ta cần khuyến khích năng lực tốt nhất của các cá nhân trong việc nghĩ những giải pháp mới và tập trung năng lực cốt lõi của chúng ta vào nhiệm vụ quan trọng.
 

6. ĐƯA RA PHẢN HỒI

Kỹ năng giao tiếp: Truyền đạt và Lắng nghe

A. CÁCH PHẢN HỒI

Phản hồi còn được gọi là góp ý mang tính xây dựng.
Chỉ nên đưa phản hồi khi những gì nhận được giúp giải quyết được vấn đề: Chỉ nên dùng cho những điều quan trọng.
Khen ngợi nhiều hơn chỉ trích! Xác định và phát triển thế mạnh sẽ hiệu quả hơn việc tập trung vào những điểm yếu.
Góp ý mang tính xây dựng sẽ cho cá nhân thấy được những gì họ có thể cải thiện. Không phải “Bạn thật vô dụng” mà là “Những đóng góp của bạn thật hay nhưng tiếng nói của bạn hơi nhỏ. Tôi không thể nghe rõ được, bạn cần phải nói to rõ hơn trong những lần sau”.
Sẽ tốt hơn nếu bạn nhận được sự đồng ý trước khi đưa ra phản hồi: “Bạn có phiền không nếu tôi cho bạn một vài phản hồi?”. Điều này sẽ giúp đối phương chuẩn bị tâm thế.
Cố gắng đưa phản hồi ngay lập tức: Ngay tại chỗ nếu có thể - Sẽ hiệu quả nhất khi những điều bạn muốn phản hồi vẫn còn đậm nét và rõ ràng trong tâm trí đối phương. Phản hồi càng nhanh sẽ càng hiệu quả và chất lượng.
Hãy trực tiếp và trung thực. Nhanh chóng đi vào trọng tâm, không dài dòng hay dẫn dắt lòng vòng, bắt đầu với lời khuyên chân thành dựa trên những hành động tức thì của người kia sẽ rất có ích.
Cố gắng đưa phản hồi một cách riêng tư, thật nhạy cảm nếu làm việc đó trước nhiều người.
Tập trung vào những ví dụ gần và cụ thể nhất.
Đi vào từng vấn đề rõ ràng, đừng đưa ra quá nhiều góp ý sẽ khiến người nghe nản lòng.
Đừng lặp lại một quan điểm lần này đến lần khác - nó sẽ tạo thành sự phẫn uất.
Chỉ góp ý những hành vi có thể thay đổi: “Bạn cần phải cải thiện kỹ năng sử dụng máy tính” thay vì “Bạn thật ngu ngốc!”
Đưa phản hồi dựa trên thái độ/hành động chứ không phải con người. Đưa ra những mô tả rõ ràng về thái độ/hành động thay vì nhận xét về phẩm chất cá nhân: “Bạn đã đi trễ rất nhiều lần trong tháng vừa rồi” thay vì “Bạn thật lười biếng!”
Đừng so sánh họ với bất kỳ ai, bởi điều này có thể dẫn đến sự ghen tị: “Còn cô kia lúc nào cũng đúng giờ”.
Dùng chủ ngữ “Tôi” thay cho “Bạn”: “Tôi cảm thấy thất vọng” thay vì “Bạn làm tôi thất vọng.”
Dùng những ví dụ rõ ràng. Đừng nói “Bạn không có hy vọng đâu”, hãy nói “Chúng ta cần có một buổi đào tạo cho vấn đề này!” 
Mô tả lại thái độ
Mô tả lại những phản ứng
Giải thích tại sao bạn cảm thấy vậy
Cho họ hiểu những điều đằng sau thái độ đó
Gợi ý những cách phản ứng khác tốt hơn
Dựa trên sự thật: mô tả lại cả thái độ/hành động lẫn kết quả từ nó.
Quyết định tốt nhất là những quyết định khiến cho người khác tự khám phá chính mình. Không nên nói với họ rằng bạn phải làm thế này, bạn không nên làm thế kia. Hãy để họ tự quan sát hành vi của mình và tự tìm ra giải pháp. Điều này sẽ tránh tạo thành sự phẫn uất.
Cho phép người được góp ý bày tỏ những băn khoăn của họ.
Dùng những từ nói giảm nói tránh như “đôi khi” hay “có lẽ” thay vì những từ như “luôn luôn” hay “không bao giờ”: những từ này sẽ giúp ta tránh những tranh cãi vì “luôn luôn” không hoàn toàn chính xác.
Hãy kiểm soát cảm xúc của bạn.
Cuối cùng, kiểm tra lại thông điệp đã truyền đạt: “Những điều tôi vừa nói có giúp ích cho bạn không?” và tóm tắt lại những điều hai bên cùng nhất trí.
Hãy thoải mái nói về những băn khoăn của bạn nếu có cần thiết.
Bao gồm cả những nhận xét tích cực. Quy tắc “Bánh Sandwich” là phương thức hiệu quả để góp ý cho bất kỳ ai mà không gây cho họ sự khó chịu.
Đầu tiên, đưa ra những nhận định tích cực: “Tôi nghĩ bạn đang rất cố gắng”.
Sau đó đến những góp ý: “Nhưng tôi cần giúp bạn hệ thống nó lại một chút”.
Đưa ra thêm những nhận định tích cực khác để kết thúc:“Dù sao thì tôi nghĩ mọi thứ sẽ tốt thôi”.
Nếu bạn là người được nhận phản hồi, hãy tiếp nhận nó theo hướng tích cực và không phòng thủ.
 
PHẢN HỒI HỮU ÍCH
​Cụ thể và rõ ràng. Chúng sẽ cho biết một cách chính xác những gì họ đang làm sai. Ví dụ: "Đơn xin việc của bạn dài 3 trang, bạn cần phản giảm bớt lại còn 2".
Chúng nói về những hành động, và hướng đến những gì họ đang làm thay vì con người họ. Ví dụ: "Bạn nhảy thật thú vị" thay vì "Trông bạn hài hước nhỉ".
Đưa ra những nhận định "cá nhân" thay vì lời chỉ trích hay lời khuyên. Ví dụ: "Tôi thấy khó chịu khi bạn làm đổ trà" thay vì "Bạn thật là một tên ngốc vụng về.
Cố gắng đưa phản hồi ngay lập tức, không phải sau đó vài giờ hay vài ngày khiến cho cả bạn và người kia không còn nhớ chính xác những gì đã xảy ra.

​PHẨN HỒI KHÔNG HỮU ÍCH
​Mơ hồ và trừu tượng. Chúng khiến cho người khác cảm thấy khó chịu vì họ không được chỉ cho thấy phải cải thiện như thế nào.
Dán nhãn người khác: "Bạn thật ngu ngốc!"
Chỉ toàn la mắng và khuyên răng thay vì dứt khoát rõ ràng.
Có thể sẽ được đưa ra trễ: và ngay lúc chúng được đưa ra thì họ đã quên mất những gì bạn đang nói đến.

B. ĐƯA RA LỜI KHYÊN

Nói với họ những điều họ vừa làm mà khiến bạn cảm thấy thích thú và lý do vì sao.
Cảm ơn họ nếu điều họ vừa làm là dành cho bạn. Cho dù là một lời nói cảm ơn đơn giản cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
Đưa ra lời động viên. Nếu ai đó không chắc là họ có thể làm được hay không, hãy cho họ lời động viên nếu bạn nghĩ họ có thể làm được.
Mô tả lại những thái độ tích vực và nó hiệu quả trong những điều kiện có liên quan “Tôi rất trân trọng việc bạn dành thời gian để…”
Hãy đáp lại những lời khuyên bằng cách cảm ơn.

C. LỜI XIN LỖI

Hãy nói lời xin lỗi nếu bạn vừa làm gì đó sai, với một sự dứt khoát thay vì nói cho qua.
Một nghiên cứu ở trường đại học tại Utah cho thấy rằng nếu bạn hỏi một ai đó tại sao anh ấy thân thiện với những người khác, anh ấy sẽ nói rằng bởi vì tôi và bạn tôi có cùng thái độ như nhau. Nhưng nếu bạn thử kiểm tra hai người họ về thái độ, bạn sẽ phát hiện rằng điểm giống nhau thật sự ở họ là hành động. Chúng ta trở thành bạn với những người chúng ta làm việc cùng, nhiều như những người giống chúng ta. Chúng ta không nhằm tìm bạn. Chúng ta kết giao với những người bạn cùng chia sẻ với ta những điều nhỏ nhất.
(Malcolm Gladwell: The Tipping Point: How Little Things Can Make a Big Difference)
 

7. CUỘC HỘI THOẠI CHẤT LƯỢNG

Nên là có sự tham gia một cách bình đẳng từ cả hai phía và cả hai đều hứng thú. Đây là một cách chia sẻ kinh nghiệm. Sự hợp tác này giống như một vũ điệu: bạn đáp trả lại những chuyển động từ đối phương và cả hai cùng vui vẻ.
Xây dựng sự tôn trọng: Đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử. Bầu không khí lúc này sẽ rất thoải mái: giống như trồng cây, cuộc hội thoại cũng cần có đất tốt để bén rễ và phát triển.
Hãy chú tâm đến những điều tích cực. Những người hay nói về những tin tốt có xu hướng khiến người khác vui vẻ hơn trong khi những người chỉ toàn nói về tin xấu làm cho người khác thấy buồn. Đương nhiên cũng cần phải có một sự cân bằng, như đôi khi chúng ta phải nói về những nỗi buồn, nhưng hãy chắc rằng bạn không làm điều này quá nhiều. Sẽ không có gì sai khi nhắc đến câu ngạn ngữ cổ: “Nếu bạn không có điều gì tốt đẹp để nói, tốt nhất là không nói gì cả!”
Cả hai bên đều cần phải sẵn sàng mở lòng. Mỗi người đều có cơ hội bày tỏ quan điểm và cảm xúc riêng. Mối quan hệ phát triển qua các cuộc hội thoại mà chúng ta cởi mở cũng như trao đổi với nhau để tạo nên sự thân thiết.
Luôn luôn nhắc đến tên của họ, nếu bạn biết. Điều đó thể hiện là bạn đối xử với họ như một cá nhân đặc biệt.
Một cuộc hội thoại chất lượng sẽ tạo nên điều khác biệt; điều có ích sẽ xuất hiện và mang đến kết luận thỏa mãn.
Gật đầu trong cuộc trò chuyện để khuyến khích đối phương tiếp tục nói.
Để lại khoảng không: giữ im lặng một vài giây. Đừng nói quá nhiều: sự chú ý của chúng ta chỉ còn kéo dài vài phút trước khi chúng ta nghỉ. Cắt ngắn câu chuyện của bạn lại thành những mẫu nhỏ để cho phép không gian nghỉ ngơi.
Hãy mô tả cụ thể: không khái quát hóa hoặc sử dụng lời nói sáo rỗng. Hãy là chính xác và cụ thể.
Hãy hỏi lại người nói để nắm rõ về điểm chính.
Thường xuyên tổng kết lại để có thể cải thiện chất lượng và độ chính xác của các cuộc hội thoại. Tóm tắt ngắn gọn lại để tiếp tục cuộc hội thoại.
Khi bắt đầu cuộc hội thoại cho thấy bạn đánh giá cao sự quan tâm của người khác: "Tôi thực sự muốn nghe ý kiến của bạn về ....."

CUỘC HỘI THOẠI KÉM CHẤT LƯỢNG
Chúng ta tạo ra những suy đoán và giả định, hơn là lắng nghe rõ ràng. Giả định là kẻ thù của cuộc hội thoại chất lượng; chúng ta giả định rằng người khác nghĩ giống chúng ta. Tránh những định kiến và suy đoán. Những điểm tương đồng giữa con người sẽ khiến cho truyền thông dễ dàng, nhưng điểm khác biệt khiến cho nó đáng giá.
Chúng ta ghi điểm bằng cách chỉ điểm người khác và tạo áp lực cho họ.
Các ý kiến và cảm xúc của chúng ta bị từ chối: chúng ta cảm thấy bị tấn công, bác bỏ, hạ thấp hay bị đe dọa.

TIẾN TRIỂN CỦA CUỘC HỘI THOẠI VỚI NGƯỜI BẠN KHÔNG BIẾT
Hãy bắt đầu với những chủ đề đơn giản như thời tiết, sau đó hướng đến những chủ đề sâu hơn.
Cuộc trò chuyện đơn giản
Hài hước
Trò chuyện bạn bè
Tình cảm
Sự ủng hộ
Giải quyết vấn đề
Thảo luận về các vấn đề chuyên sâu

CÓ SỰ TRAO ĐỔI QUA LẠI KHI TRÒ CHUYỆN
Đầu tiên, người nói cần có tương tác ánh mắt.
Sau đó, hãy đảo mắt đi nhưng vẫn dành ánh nhìn cho người nghe để biết họ có đang muốn nêu ý kiến không.
Nếu người nghe không muốn nói, họ sẽ gật đầu hoặc đảo mắt đi hoặc nói gì đó như “ừ hử” hay “vâng”.
Nếu người nghe muốn được nói, họ sẽ nhìn thẳng vào mắt người nói hoặc nghiêng đầu tới, hay đưa ngón tay lên.

Tác giả bài viết: Ý Tưởng Việt tổng hợp
Nguồn tin: https://www.kent.ac.uk



Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Thi THPT quốc gia 2019 - Giáo viên địa phương không chấm bài trắc nghiệm

Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết một trong số 3 giải pháp tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 là GV địa phương sẽ không tham gia chấm bài trắc nghiệm.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay, nói về việc Thành ủy, UBND TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh khối THCS các trường công lập của TP, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, ngày 18/10, Thủ tướng đã nhận được văn bản của UBND TP.HCM, ngày 29/10 nhận được văn bản đề xuất của Thành ủy HCM liên quan đến đề xuất miễn học phí của khối THCS đối với học sinh các trường công lập của TP.


thi thpt quoc gia 2019 giao vien dia phuong khong tham gia cham bai trac nghiem
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng


Theo Bộ trưởng, Luật Giáo dục quy định miễn học phí đối với khối tiểu học, không miễn học phí đối với cấp THCS. Đối với cấp THCS, Luật đưa ra mức khung học phí từ 60-300 nghìn đồng/học sinh/năm.

Trên cơ sở khung đó, các tỉnh thông qua HĐND đưa ra mức học phí cụ thể tùy theo từng điều kiện, mức sống của địa phương.

Ví dụ ở TP.HCM hiên nay, khu vực đô thị đang thu mức 100 nghìn đồng/học sinh/năm; khu vực nông thôn thu mức 85 nghìn đồng/học sinh/năm.

“Đề xuất của TP.HCM thể hiện sự quan tâm của Thành ủy, UBND TP.HCM đến công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt ở cấp THCS. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ GD-ĐT đang đề xuất với Quốc hội sửa đổi Luật Giáo dục.

Do đó, Thủ tướng đề nghị TP.HCM lui lại đề xuất này để khi có Luật Giáo dục sửa đổi sẽ thực hiện theo luật”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nói.

Lộ trình của SGK mới là thẩm quyền của Bộ trưởng GD-ĐT

Liên quan thời gian thực hiện lộ trình sách giáo khoa mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay, Chính phủ đã quyết định thực hiện tinh thần Nghị quyết 51 của Quốc hội ban hành ngày 21/11/2017.

Theo lộ trình này, thời gian thực hiện lộ trình chậm nhất là vào năm 2020-2021 đối với lớp đầu tiên của cấp tiểu học; 2021-2022 với lớp đầu tiên của cấp Trung học cơ sở; 2022-2023 với lớp đầu tiên của cấp trung học phổ thông. Như vậy, Chính phủ đã chỉ đạo rõ ràng và đề nghị Bộ GD-ĐT thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết 51 Quốc hội đã thông qua.

Về định hướng của kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2018-2019, Chính phủ đã kết luận, yêu cầu Bộ GD-ĐT khắc phục khó khăn, hạn chế khuyết điểm, tồn tại của kỳ thi THPT quốc gia năm học 2017-2018, từ đó thực hiện tốt kỳ thi THPT quốc gia năm học này.

Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ và thực hiện phương án tổ chức kỳ thi theo tinh thần giảm áp lực, khó khăn với người học; đảm bảo đánh giá đúng chất lượng, năng lực của học sinh.

Ông Độ cho rằng, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là căn cứ để xét công nhận tốt nghiệp THPT đối với học sinh, đánh giá năng lực học tập của học sinh sau 12 năm học ở phổ thông, đồng thời có độ phân hóa phù hợp để làm cơ sở xét tuyển đại học trên tinh thần tự chủ; vì theo Luật Giáo dục đại học, các trường đại học, cao đẳng được tự chủ trong tuyển sinh, dựa vào những điểm thi này làm căn cứ tuyển sinh.

Thứ trưởng GD-ĐT cũng nhắc lại ba giải pháp được Bộ trưởng GD-ĐT đưa ra tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra. Đó là, tổ chức ngân hàng để đảm bảo phù hợp, có sự  phân hóa, vừa đánh giá được năng lực học vừa có độ phân hóa để có thể lựa chọn được những học sinh tốt tuyển sinh vào đại học cao đẳng.

Bên cạnh đó là giải pháp khắc phục phần mềm bảo mật cho học sinh trong quá trình chấm thi. Cuối cùng là giải pháp về kỹ thuật trong công tác coi thi, chấm thi, đảm bảo an toàn, làm sao để phần trắc nghiệm không phải là giáo viên địa phương đó chấm.

Cùng trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho hay, vấn đề lộ trình của sách giáo khoa mới và kỳ thi THPT quốc gia là thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng GD-ĐT.

Liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia, Thủ tướng đã kết luận yêu cầu thực hiện đúng Nghị quyết số 29 của Trung ương ban hành ngày 4/11/2013, đảm bảo quy định của luật pháp. Đối với lộ trình sách giáo khoa mới, Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 51 của Quốc hội ngày 21/11/2017.

>> Nguồn: Vietnamnet