This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

5 bí quyết phỏng vấn dành cho người hướng nội


Phỏng vấn có thể là điều thực sự khó khăn nếu bạn không phải là người có tính cách hướng ngoại, việc gặp gỡ những người xa lạ, phải luôn cởi mở, duy trì sự tương tác... có thể khiến bạn căng thẳng và kiệt sức. Và quan trọng hơn, điều này có thể làm giảm cơ hội nhận được việc làm yêu thích, ngay cả khi bạn hoàn toàn có khả năng cho công việc. Nếu bạn là người hướng nội và sắp tham gia buổi phỏng vấn tiếp theo, 5 bí quyết vượt qua những cản trở áp lực tâm lý sau đây là điều bạn cần tham khảo.

Bí quyết phỏng vấn dành cho người hướng nội

1. Giữ tâm lý như một cuộc nói chuyện “bình thường”

Do tính cách nên người hướng nội ít thể hiện sự chia sẻ hoặc nhu cầu giao tiếp với xung quanh, điều này vô tình tạo nên “bức tường tâm lý” khiến họ có phần căng thẳng khi trực diện đối thoại với nhiều người xa lạ trong không gian hẹp. Bí quyết để vượt qua yếu điểm này đó chính là giữ vững tâm lý bằng cách “tự ám thị” bản thân rằng đây chỉ là một buổi trò chuyện bình thường và bạn đang nói chuyện với những người bình thường. Nhờ vào sự tin tưởng này, bạn sẽ giảm bớt lo ngại và mạnh dạn hơn trong trao đổi.

2. Tận dụng ưu thế lắng nghe của người hướng nội

Một trong những kỹ năng tốt nhất mà người hướng nội sở hữu chính là lắng nghe một cách cẩn thận và đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề, và đây là kỹ năng có lợi trong khi phỏng vấn. Bạn có thể tận dụng điều này như một ưu thế để khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đặc biệt, bởi phần lớn ứng viên đều thích thể hiện “thao thao bất tuyệt”. Thêm nữa, sự chủ động lắng nghe giúp bạn tạo sự thiện cảm, tin tưởng và có thêm thời gian nhằm đưa ra các phản hồi có giá trị nhất.

3. Mang theo các ghi chú

Đối với nhiều người, một trong những thử thách phỏng vấn lớn nhất của họ là cảm giác như đang “lan man” hoặc quên các thông tin quan trọng trong thời điểm này. Ghi chú có thể giúp khắc phục điều đó. Bằng cách này, nếu bạn đang cảm thấy lo lắng hoặc như đang gặp khó khăn khi phải đưa ra các câu trả lời nhanh, bạn sẽ có các ghi chú để tham khảo. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để không dựa vào đó quá nhiều bởi bạn cần duy trì sự tiếp xúc bằng mắt và theo kịp mạch giao tiếp với nhà tuyển dụng.

Ghi chú giúp bạn nắm bắt và không quên được trọng điểm của câu hỏi
Ghi chú giúp bạn nắm bắt và không quên được trọng điểm của câu hỏi

4. Tham khảo những câu hỏi phổ biến và luyện tập trước

Dù là người thành thạo và tài giỏi đến đâu thì cũng cần sự chuẩn bị với các sự kiện quan trọng. Vòng tuyển dụng trực tiếp sẽ có nhiều vấn đề bất ngờ xảy ra cũng như nhiều câu hỏi hóc búa được đặt ra. Vì vậy, muốn tránh bị “mất điểm”, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng chẳng hạn tìm hiểu về những điều bạn có thể được hỏi về công việc, công ty, hoặc về trải nghiệm trong quá khứ và thực hành trả lời càng nhiều càng tốt. Bạn càng luyện tập thì sẽ càng thoải mái, tự nhiên hơn trong ứng xử khi đang ở trong một không gian khác biệt với những gương mặt hoàn toàn xa lạ.

5. Biến email cảm ơn thành lợi thế

Dù thế nào đi nữa thì người hướng nội sẽ khó vượt qua sức ép tâm lý nên dẫn đến buổi phỏng vấn không được tròn trịa bởi một vài câu trả lời hay cử chỉ khá vụng về. Vì thế, hãy tận dụng email cảm ơn được gửi sau đó nhằm làm rõ hơn các vấn đề mà bản thân cảm thấy còn thiếu sót. Nếu bạn giỏi viết hơn là trò chuyện trực tiếp thì một email cảm ơn mạch lạc và lôi cuốn có thể giúp củng cố thêm niềm tin và ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Cuộc phỏng vấn tìm việc có thể rất không phù hợp với những người có xu hướng hướng nội nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chấp nhận điều đó. Bạn không cần phải là người giao thiệp rộng nhưng hãy chuẩn bị cho mình các bí kíp hiệu quả, điều này sẽ giúp bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên khác và sớm có được việc làm theo ý muốn.
 >> Nguồn: Trung Thành

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

8 thủ thuật giải mã ngôn ngữ cơ thể


Nếu biết cách, ngôn ngữ cơ thể mang lại những nguồn thông tin có thể khiến bạn bất ngờ về những gì người khác đang nghĩ. Ai lại không muốn đọc được suy nghĩ của người khác chứ? Sự thật thì mọi người đang sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn những gì họ nghĩ. Theo nghiên cứu của UCLA, chỉ có 7% các cuộc giao tiếp là dựa trên những từ ngữ mà chúng ta nói với nhau. Phần còn lại, 38% đến từ giọng nói và 55% đến từ ngôn ngữ cơ thể. Học cách đọc và giải mã 55% nói trên sẽ giúp bạn rất nhiều không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong sự nghiệp.

Giải mã ngôn ngữ cơ thể



Khi bạn làm việc chăm chỉ và làm tất cả những gì mình có thể để đạt được các mục tiêu, bất cứ điều gì có thể mang lại lợi thế giúp bạn thành công đều là nguồn sức mạnh không thể bỏ qua. Theo nghiên cứu của TalentSmart trên hơn 1 triệu người, những người đứng đầu trong top thành công đều là những người có trí tuệ xúc cảm (EI - Emotional Intelligence) cao nhất. Những người này biết được sức mạnh của những biểu hiện không bằng lời trong giao tiếp và từ đó họ cũng kiểm soát ngôn ngữ cơ thể của mình tốt hơn. Từ giờ, trong mỗi cuộc họp (hay những buổi hẹn hò hoặc bất cứ tình huống nào), hãy để ý những biểu hiện dưới đây.

1. Khoanh tay và chân thể hiện sự bất đồng quan điểm

Biểu hiện khoanh tay và chân cho thấy họ không đón nhận những gì bạn đang nói. Ngay cả khi họ cười hay hào hứng trong buổi nói chuyện 1 cách rất thoải mái thì ngôn ngữ cơ thể của họ vẫn nói lên sự thật.
Gerard I. Nierenberg và Henry H. Calero đã quay video hơn 2,000 cuộc hội thoại cho cuốn sách mà họ biết về cách đọc ngôn ngữ cơ thể. Trong đó cho thấy, không có 1 cuộc đối thoại nào có thể kết thúc mà các bên lại đồng thuận với nhau khi có bất kì bên nào khoanh tay hoặc chân khi nói chuyện. Về mặt tâm lý học thì hành động này cho thấy họ đang chặn mọi 1 điều gì đó trước mặt mình, về cả phương diện vật lý, tâm lý và cảm xúc. Đây không phải là hành động có chủ đích, vì thế nên biết được điều này là rất đáng giá.

2. Nụ cười thực sự sẽ tạo ra nếp nhăn trên mắt

Khi nói tới nụ cười, miệng có thể nói dối nhưng mắt thì không. Nụ cười thực sự sẽ tác động tới mắt khiến nó bị nhăn, tạo ra vết chân chim xung quanh mắt. Mọi người thường cười để che giấu những gì họ đang thực sự nghĩ hoặc cảm thấy nên lần sau nếu muốn biết họ có đang cười thật hay không, hãy nhìn vào khóe mắt họ.

3. Sao chép ngôn ngữ cơ thể là 1 dấu hiệu tốt

Đã bao giờ bạn gặp gỡ với ai đó và nhận ra mỗi khi bạn khoanh tay hay bắt chéo chân thì họ đều làm theo không? Hoặc có thể họ nghiêng đầu theo cách mà bạn làm khi đang nói chuyện? Đó là 1 dấu hiệu tốt.
Bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người khác là điều chúng ta thường làm vô thức khi chúng ta cảm thấy có mối liên kết gắn bó với họ. Đó là dấu hiệu cho thấy cuộc hội thoại đang tiến triển tốt và đối phương có tiếp nhận những gì bạn muốn truyền tải. Biết được điều này là rất hữu ích khi đàm phán bởi nó cho biết đối phương thực sự nghĩ gì về những thỏa thuận được đưa ra.

4. Tư thế, dáng đứng có thể nói lên nhiều điều

Bạn đã bao giờ thấy 1 người bước vào 1 căn phòng và ngay lập tức nhận ra họ là người chủ trì? Điều này có được là bởi ngôn ngữ cơ thể, thường gồm các biểu hiện như đi thẳng lưng, tay thả lỏng xuống và những biểu hiện mở nói chung.
Não bộ được thiết kế để cân bằng năng lượng với khoảng không gian mà chúng ta chiếm xung quanh. Đứng thẳng là tư thế đứng của quyền lực, nó tối đa hóa khoảng không gian xung quanh. Dáng đi với vai thõng xuống lại phá đi form của cơ thể, tư thế này chiếm ít không gian hơn và cũng cho thấy nguồn năng lượng ít hơn. Duy trì tư thế đúng sẽ khiến người khác phải tôn trọng bạn và cũng tạo ra sự tương tác cho dù bạn có phải là lãnh đạo hay không.

5. Đôi mắt biết nói dối

Hầu hết chúng ta ai cũng đã nghe bố mẹ nói câu "Khi bố mẹ đang nói thì hãy nhìn vào mắt bố mẹ". Bố mẹ chúng ta dựa trên giả định rằng sẽ rất khó để nói dối ai đó khi ta nhìn thẳng vào mắt họ. Ở 1 mức độ nào đó thì bố mẹ nói đúng, nhưng cũng có 1 điều mà ai cũng biết là mọi người thường có chủ đích nhìn vào mắt người mà họ đang nói để cố che giấu điều gì đó. Vấn đề là họ thường giữ thời gian nhìn lâu tới mức gây khó chịu.
Trung bình thì 1 người Mỹ có thể giữ thời gian giao tiếp bằng mắt từ 7 tới 10 giây và thường khi chúng ta nghe thì thời gian sẽ dài hơn khi chúng ta nói. Nếu bạn nói chuyện với ai đó mà họ nhìn chằm chằm tới mức khiến bạn khó chịu - đặc biệt là khi họ không chớp mắt - thì rất có thể họ đang nói dối điều gì đó.

6. Nhướn lông mày thể hiện sự không thoải mái

Có 3 kiểu cảm xúc có thể khiến lông mày chúng ta nhướn cao lên, đó là ngạc nhiên, lo lắng và sợ hãi. Hãy thử cố nhướn lông mày khi bạn đang nói chuyện rất thoải mái với bạn bè, bạn sẽ thấy rất khó phải không? Nếu ai đó nhướn lông mày khi nói chuyện với bạn và câu chuyện không hề có yếu tố nào gây ra ngạc nhiên, lo lắng hay sợ hãi thì tức là có điều gì đó không ổn.

7. Nghiến răng là biểu hiện của sự căng thẳng

Nghiến chặt hai hàm răng, cứng cổ hay nhíu mày đều là những biểu hiện của stress. Cho dù họ dang nói gì đó cũng là những biểu hiện cho thấy sự không thoải mái. Cuộc nói chuyện có thể đang nhắc về những điều khiến họ lo lắng hoặc tâm trí họ đang để ở nơi nào khác và họ đang tập trung vào điều khiến họ căng thẳng. Điều cốt lõi là nhìn ra sự không trùng khớp giữa những gì họ nói và những biểu hiện trên cơ thể họ.

8. Gật đầu quá mức cho thấy sự lo lắng

Khi bạn nói điều gì đó mà người khác gật đầu liên tục, điều này có nghĩa là họ đang lo lắng về những gì bạn nghĩ về họ hoặc bạn đang nghi ngờ về khả năng làm theo các hướng dẫn của họ.

Tác giả: Travis Bradberry

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Bí kíp để thất bại theo cách của người thành công


Nỗi sợ thất bại còn tệ hơn cả bản thân sự thất bại vì nó khiến chúng ta không thể khai phá hết tiềm năng của chính mình.

Nghiên cứu mới nhất của Journal of Experimental Social Psychology cho thấy, thành công khi đối diện với thất bại đến từ việc tập trung vào kết quả (những điều bạn hy vọng sẽ đạt được) hơn là việc cố gắng để không thất bại.

Những người làm nên lịch sử chỉ xem thất bại như một bước để thành công. Trước khi chế tạo thành công bóng đèn, Thomas Edison đã thất bại khoảng 1.000 lần. Khi được hỏi nghĩ thế nào về 1.000 lần thất bại đó, ông nói “Tôi không thất bại 1.000 lần, mà việc sáng chế ra bóng đèn cần phải trải qua 1.000 bước”.

Điều gì khiến những người đối diện với thất bại một cách khôn ngoan khác biệt với những người để cho sự thất bại cản bước? Đó là những điều họ làm, và quan trọng không kém là những điều họ nghĩ, theo TS. Travis Bradberry - đồng tác giả cuốn Thông minh cảm xúc 2.0 (Emotional Intelligence 2.0), đồng sáng lập Công ty tư vấn TalentSmart.

TS. Travis Bradberry chia sẻ một số bí kíp để thất bại theo cách của những người thành công:


Thất bại như một bước để thành công
Thất bại như một bước để thành công


1. Chủ động “tự thú”


Nếu bạn phạm sai lầm, đừng “ngoảnh mặt làm ngơ” và hy vọng rằng sẽ không ai để ý sai lầm đó. Khi ai đó chỉ ra cái sai của bạn, tính trầm trọng của sự việc sẽ bị nhân lên gấp bội. Việc giữ im lặng dễ khiến người khác nghĩ rằng bạn là người hèn nhát hoặc tệ hơn nữa là ngu dốt.


2. Hãy giải thích, nhưng đừng bao biện


Hãy chắc chắn rằng luôn bám vào sự thật. Chẳng hạn, “Tôi để xảy ra sơ sót vì tôi hoàn thành trễ thời hạn được giao” chính là lý do, còn “Tôi để xảy ra sơ sót vì con mèo nhà tôi bị bệnh suốt cuối tuần nên tôi hoàn thành trễ thời hạn được giao” chính là một cái cớ để bao biện.


3. Có kế hoạch khắc phục sai lầm


Nhận lỗi là điều quan trọng, nhưng bạn không thể chỉ dừng lại ở đó, mà phải đề ra những giải pháp để khắc phục lỗi lầm. Sẽ tốt hơn nếu bạn trực tiếp nói với sếp (hoặc bất kỳ ai đó có liên quan) về những bước quan trọng sắp tới bạn sẽ thực hiện để đưa mọi thứ trở lại như cũ.


4. Có kế hoạch phòng ngừa


Sự khác biệt giữa người kiệt xuất và kẻ tầm thườngSự khác biệt giữa người kiệt xuất và kẻ tầm thường PHONG VÂN
Bên cạnh việc có kế hoạch khắc phục sự cố, bạn cũng phải có kế hoạch để tránh những sai lầm tương tự trong tương lai. Đó là cách tốt nhất để “trấn an” mọi người.


5. Tự tin bắt đầu lại


Để sử dụng thất bại như một đòn bẩy để thành công hơn, bạn phải có sức mạnh tinh thần và khả năng phục hồi nhanh chóng.

Đừng để sự thất bại khiến bạn trở nên nhút nhát. Hãy dành thời gian để tiếp thu các bài học từ thất bại nhưng ngay sau đó, hãy tự tin bắt đầu lại. Kéo dài việc chờ đợi chỉ khiến bạn có thêm cảm xúc tiêu cực.

Thay đổi góc nhìn có thể sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân của sự thất bại
Thay đổi góc nhìn có thể sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân của sự thất bại


6. Thay đổi góc nhìn


Những người có khả năng phục hồi sau thất bại có xu hướng nghĩ rằng thất bại đến từ điều họ đã làm, chẳng hạn như một động cơ sai hoặc một hành động cụ thể.

Ngược lại, những người không giỏi xử lý thất bại lại có xu hướng nghĩ rằng nguyên nhân là do sự lười biếng, sự thiếu thông minh hoặc một tính cách riêng nào đó khiến họ không thể kiểm soát tình hình. Điều này khiến họ không dám tiếp tục chấp nhận rủi ro trong tương lai.

7. Lạc quan


Thái độ lạc quan giúp người thành công không cảm thấy thất bại giống như một điều gì quá to tát. Thay vào đó, họ nhìn nhận mỗi thất bại giống như từng viên gạch tạo nên thành công cuối cùng vì ý thức được những bài học quý giá mà nó mang lại.

8. Kiên trì


Lạc quan là một cảm xúc tích cực, và điều cần thiết là phải duy trì nó bằng hành động. Người kiên trì dễ thành công vì sự lạc quan của họ không bao giờ “chết”. Điều này khiến họ hồi phục thần kỳ từ thất bại.

>> Nguồn: Forbes

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Kỹ năng giao tiếp: Khi không có gì để nói!


Cảm giác sợ hãi có thể sinh ra ngay khi chúng ta cố gắng tìm ra điều chúng ta cần nói và chính nó khiến cho tâm trí chúng ta trở nên hỗn loạn, không biết phải nói gì tiếp theo.

Vậy chính xác thì chuyện gì đang xảy ra? Thực ra có một tình huống chung hay xảy ra khi bạn nói chuyện với một người khác hay một nhóm người mà không có điểm gì tương đồng. Nếu giữa hai phía không có điểm chung thì sẽ rất khó để giữ cho cuộc trò chuyện kéo dài một cách trôi chảy. Bởi vì chúng ta không thực sự tự tin vào những điều chúng ta đang nói.

Những kỹ năng được đề cập dưới đây chắc chắn sẽ là “bí kíp” dắt lưng cho bạn trong mọi tình huống. Chúng không chỉ giúp bạn dễ giao tiếp hơn, kết bạn dễ hơn mà chúng còn là những kỹ năng hết sức cần thiết cho công việc của bạn sau này.

Cảm giác sợ hãi có thể khiến bạn không phải biết nói gì


Mục đích của bạn là “sự thú vị”?

Đừng bận tâm đến việc những điều bạn sắp nói có đúng hay không chỉ cần nói những gì bạn nghĩ.
Nhiều người tin rằng để xây dựng một mối quan hệ thành công, bạn phải chinh phục họ bằng khiếu hài hước và một cuộc trò chuyện thật thú vị. Thực tế thì nó không đúng trong mọi trường hợp. Không phải lúc nào sự tương tác tốt cũng khiến cho cuộc trò chuyện trở nên ý nghĩa. Đừng bận tâm đến việc những điều bạn sắp nói có đúng hay không chỉ cần nói những gì bạn nghĩ.
Thông thường, mọi người sẽ chẳng nhớ những gì họ đã nói và đã nghe thấy trong một cuộc trò chuyện bất kỳ, kể cả khi bạn cố tạo ấn tượng thì nó cũng sẽ bị “lãng quên” theo thời gian mà thôi. Vì thế, hãy nói những gì bạn muốn. Dù có thế nào cứ sống thật với bản thân bạn vẫn hơn mà. Đúng không nào?

Hãy để người khác được nói về bản thân mình bằng cách đưa ra những câu hỏi phù hợp.

Ai cũng thích được nói về bản thân mình. Không phải vì họ tự cao mà vì đây là chủ đề an toàn nhất. Do vậy thay vì bối rối không biết phải nói gì, hãy đưa ra những câu hỏi phù hợp. Chúng sẽ giúp bạn hiểu thêm về đối phương và cũng khiến cho đối phương quan tâm đến bạn hơn. Chẳng hạn, nếu bạn thấy họ đang mệt mỏi hãy hỏi xem chuyện gì đã xảy ra với họ. Hay nếu họ gặp cũng một vấn đề mà bạn cũng đã từng gặp phải, hãy chia sẻ một vài giải pháp mà bạn cảm thấy hữu ích.

Thay vì đặt câu hỏi có/ không hãy hỏi những câu hỏi mở.

(“Câu hỏi có không”-loại câu hỏi mà người nghe có thể trả lời ngắn gọn có hoặc không, ví dụ “cậu ăn cơm chưa? ” hay “cậu có biết anh ta không? ”…)
Những câu hỏi mở sẽ giúp bạn tìm hiểu đối phương một cách sâu sắc và tinh tế hơn nhiều. Ví dụ nhé: “cậu thấy thế nào khi gặp một anh chàng đẹp trai? “ , “cậu nghĩ gì về chuyện học hành hiện nay? ” …

Hãy bắt đầu từ chủ đề ăn uống.
Không phải ai cũng biết về cuộc cách mạng khoa học công nghệ gần nhất hay về mốt thời trang mới nhất nhưng chắc chắn mọi người đều có nhu cầu tối thiểu về ăn uống. Chính vì thế người ta sẽ luôn có tối thiểu một vài sở thích ăn uống hay là ý kiến về một loại đồ ăn nào đó. Và thế là đủ để bắt đầu một cuộc trò chuyện.
Nếu hai bạn đang ngồi cùng bàn ăn, sao bạn không thử đưa ra ý kiến của mình về món ăn vừa được dọn lên? Hay bạn có thể chia sẻ về cách nấu nướng vài món mà bạn đã thử. Hoặc nếu bạn đang ăn khuya, hãy hỏi trao đổi với đối phương về cách ăn khuya an toàn, đồ ăn như thế nào thì thích hợp, ăn khoảng bao nhiêu thì hợp lý…Tôi chắc rằng chủ đề này sẽ khiến cuộc trò chuyện của bạn “thành công” theo đúng nghĩa.

Đơn giản là lặp lại những gì họ nói.

Không phải lúc nào bạn cũng có đủ hiểu biết về chủ đề bạn đang nói. Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là lặp lại những gì đối phương đã nói. Việc này tuy đơn giản nhưng hiệu quả lại rất lớn. Nó không chỉ chứng tỏ rằng bạn cảm thấy hứng thú và đã rất tập trung để lắng nghe những điều họ nói, nó còn giúp họ tổng kết lại những điều họ vừa nói, biết chỗ nào mình nói còn chưa hợp lý để sửa lại. Hơn nữa họ sẽ có hứng thú để tiếp tục nói chuyện với bạn. Chẳng hạn đối phương đang kể cho bạn về công việc của họ nhưng bạn lại không phải người trong nghề,bạn chẳng biết gì về nó cả. Lúc này đây “lặp lại” là giải pháp hữu hiệu nhất phải không nào?

Chia sẻ một vài điều nho nhỏ về bản thân bạn

Việc chia sẻ bản thân với người khác là một “gia vị” không thể thiếu trong các cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, đừng chia sẻ quá lố nhé!

Việc chia sẻ về bản thân mình với người khác có thể sẽ khiến bạn cảm thấy không được tự nhiên cho lắm (đặc biệt nếu bạn là người hướng nội). Nhưng nếu bạn biết cách sẻ chia (cho dù điều đó không quan trọng với bạn hay nó có vẻ nhảm nhí với người khác) tôi chắc rằng nó vẫn là một “gia vị” không thể thiếu nếu bạn muốn không khí thoải mái hơn?ư
Như đã đề cập ở trên, người ta ít khi nhớ những gì mà họ đã nói. Mọi người sẽ nhớ đến sự khoảnh khắc mà cả hai đều bối rối thậm chí là cảnh “ngặm tăm” hơn là vài câu nhạt thếch mà bạn đã nói. Kiểu như bạn ăn gì hôm qua hay đồ dùng gì mà bạn mới mua. Hãy mạnh dạn lên và bắt đầu nói đi, bất cứ thứ gì bạn nghĩ tới. Kể cả bạn có ấp úng hay ngập ngừng thì đối phương cũng sẽ biết ơn bạn lắm đấy vì rõ ràng bạn đang cố gắng để duy trì cuộc trò chuyện này cơ mà. Đừng băn khoăn nhiều quá, tự tin lên nào.

Người biết nhiều nhất chưa chắc là người giao tiếp giỏi nhất.

Nếu bạn nghĩ một trí hiểu biết phong phú có thể giúp bạn giao tiếp dễ hơn với nhiều người ở lĩnh vực khác nhau thì bạn đã lầm. Bạn hiểu biết rộng tức là bạn sẽ có nhiều thứ để nói hơn mà khi bạn nói nhiều hơn thì đối phương đâu còn đất để “dụng võ” nữa. Thế thì chả khác nào bạn tự nói và bạn cũng tự nghe.

Vì thế mà cho dù bạn có hiểu biết rộng đến mấy thì cũng đừng “phô diễn” nó ra nhiều quá. Hãy nói những vấn đề cơ bản thôi. Nhớ rằng bạn đang cần sự đồng cảm, kết nối giữa hai người trong những tình huống đơn giản nhất, bình thường nhất. Vì thế mà đừng cố phức tạp vấn đề lên nữa. Đơn giản là bạn chỉ cần làm những gì bạn cảm thấy bạn cần phải làm.

Nguồn:  kyna.vn

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Mẹo xây dựng mạng lưới quan hệ hiệu quả


Cũng giống như bạn luyện tập cách viết CV hay cho cuộc phỏng vấn, xây dựng mạng lưới quan hệ cũng cần được tích lũy hàng ngày. Đây là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển nghề nghiệp lâu dài.

Một số người, kể cả những người hướng nội hay những người thích giao tiếp, đôi khi cảm thấy khó khăn khi xây dựng mối quan hệ. Nhưng đừng vì thế mà từ bỏ hay ngại vì mạng lưới quan hệ càng rộng và vững chắc càng có lợi cho sự nghiệp của bạn. Hãy nghĩ đơn giản rằng xây dựng mạng lưới quan hệ chính là mở rộng gia đình của mình.

Để giúp bạn thoải mái và có phương pháp đúng đắn, dưới đây là một số “mẹo” xây dựng mạng lưới quan hệ hiệu quả:

Mạng lưới quan hệ rộng giúp ích cho bạn trên nhiều lĩnh vực

Luyện tập cách cho đi

Mạng lưới quan hệ chân thành thể hiện tinh thần của sự cho đi và không so đo mình sẽ được nhận lại những gì. Nếu chỉ chăm chăm xây dựng mạng lưới quan hệ đông đảo về số lượng, bạn chỉ để ý tới lợi ích cá nhân. Trong khi đó, bất cứ mối quan hệ nào cũng cần phải sự tương tác 2 chiều mới có thể phát triển bền vững. Vì vậy, hãy cho đi một cách chân thành và chắc chắn bạn sẽ nhận lại những gì mình đáng được hưởng.

Khen ngợi hàng ngày


Hãy khen ngợi ít nhất một người mỗi ngày. Bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp trong nhiều cách thức: qua mail, điện thoại hay trực tiếp. Đừng cho rằng những lời khen ngợi có vẻ khách sáo và ngại ngùng. Chỉ cần nói đơn giản với đồng nghiệp/ sếp về điều họ làm tốt và nó giúp ích cho bạn ra sao. Mối quan hệ sẽ cởi mở hơn, họ vui vẻ và bạn cũng sẽ cảm thấy tốt.

Tự tin

Bạn phải tự tin vào bản thân mình. Chỉ bởi có người quyền lực, giàu có, nổi tiếng không có nghĩa là họ tốt hơn bạn. Hãy học cách bình đằng hoá với mọi người, điều này giúp bạn thoải mái hơn khi tương tác với người khác và tiếp cận với mọi kiểu người.

Kết nối ngẫu hứng

Đây là một cách làm thú vị: chọn lựa ngẫu hứng 1 người trong danh sách liên lạc của bạn. Sau đó, hãy nghĩ tới những ưu điểm của người đó rồi gọi điện/ gửi mail hỏi thăm. Người đó chắc chắn sẽ ngạc nhiên và thích thú khi kết nối với bạn. Bạn có thể thực hiện việc này mỗi ngày hay hàng tuần để “nuôi dưỡng” mối quan hệ.

Nói chuyện một cách thoải mái


Tiệc tùng, hội nghị, họp nhóm là các cơ hội tuyệt vời để xây dựng mạng lưới quan hệ. Tuy nhiên, đôi khi bạn cảm thấy không biết nên bắt đầu từ đâu, nên nói chuyện với ai và tạo ngữ cảnh cho cuộc đối thoại ra sao. Hãy làm như sau:
- Lên thời gian: Hãy quyết định nhanh chóng xem sau 30 phút chào hỏi ở buổi họp/ bữa tiệc bạn nên nói chuyện với ai lâu hơn. 
- Lập mục tiêu: Trong các cuộc nói chuyện, bạn sẽ quyết định số lượng liên lạc mới cần thiết lập. Nhớ rằng mục tiêu phải là những liên lạc có ý nghĩa chứ không đơn giản chỉ là số lượng danh thiếp bạn nhận được.
- Làm theo trực giác mách bảo: Sau khi đã nói chuyện qua với mọi người mà bạn vẫn không biết nên trao đổi cụ thể hơn với ai, hãy làm theo trực giác của mình: nhắm mắt, hít thở thật sâu và nói chuyện với người đầu tiên bạn nhìn thấy khi mở mắt ra.
- Kết nối: Nhớ rằng xây dựng mạng lưới quan hệ phải từ 2 chiều. Bên cạnh việc giới thiệu bản thân, bạn cũng phải lắng nghe và đặt câu hỏi cho đối phương.
- Đề nghị sự trợ giúp: Nếu bạn có thể hợp tác hay giúp đỡ đối phương, hãy ghi lại vào mặt sau danh thiếp của người đó. Và sau cuộc gặp gỡ, hãy bắt tay thực hiện những gì bạn đã nói. Còn ngay tại cuộc mặt, nếu các bạn muốn có cuộc trao đổi sâu sắc hơn, hãy hẹn nhau ăn trưa hay uống cà phê. Gặp nhau và trao đổi thông tin liên lạc chỉ là các bước khởi đầu của xây dựng mối quan hệ. Muốn nó phát triển bền và vững lâu, bạn còn rất nhiều điều phải làm sau đó.
>> Nguồn: careerbuilder.vn

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

5 bước thực hành kỹ năng giao tiếp hiệu quả


Để thành công bạn cần đến nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Khả năng giao tiếp hiệu quả chắc chắn sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội trong nghề nghiệp và kinh doanh. Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ cho phép bạn tiến xa trong những lĩnh vực nơi mà những người ít quyết đoán sẽ khó đạt được thành công. Vậy thì làm thế nào để có thể thực hành kỹ năng giao tiếp hiệu quả? Bạn hãy thử những gợi ý trong bài viết này xem nhé.

Ngôn ngữ cơ thể là một trong những yếu tố góp phần vào thành công trong giao tiếp của bạn.

1. Cải thiện ngôn ngữ cơ thể

Trong giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể đóng góp phần rất lớn vào thành công của quá trình giao tiếp vì thế đừng né tránh người đang nói chuyện với bạn. Duy trì một tư thế thoải mái, nhưng không buông thõng, bất kể cho dù bạn là người nói hay người nghe. Đọc thêm về nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ
Những dấu hiệu bảo đảm cơ thể bạn đang biểu hiện sự quan tâm đến cuộc trò chuyện bao gồm:
Luôn thể hiện sự quan tâm tới đối phương với ánh mắt chú tâm. Thỉnh thoảng gật đầu để thừa nhận một điểm quan trọng mà bạn đồng tình trong cuộc trò chuyện. Đứng với hai bàn tay đan lại phía trước, và nhớ đừng bao giờ khoanh tay lại. Không biểu lộ những cử chỉ cho thấy sự bồn chồn như siết chặt hai tay, cắn móng tay, hay bất kì điều gì có thể khiến người đối diện cảm thấy như có chuyện gì đó không ổn dễ khiến câu chuyện bị đứt quãng.

2. Luyện tập cách nói và thái độ khi nói

Khi nói, bạn cần phải rõ ràng và súc tích. Nói chuyện trực tiếp về những vấn đề quan trọng và không lãng phí thời gian vẽ ra những câu chuyện dài lê thê làm người nghe phân tán tư tưởng. Hãy luôn hỏi xem họ có hiểu những gì bạn nói hay không? Đồng thời luôn sẵn lòng để giải thích. Đừng mong đợi một người chỉ “biết” những gì bạn đang nói, cho dù là bạn hiểu về vấn đề đó rất tường tận thì người nghe chưa chắc đã thấu hiểu vấn đề giống như bạn..
Ngoài ra, một trong những khía cạnh quan trọng nhất của giao tiếp bằng lời nói là khả năng thực hành kỹ năng lắng nghe tích cực. Việc này không có nghĩa chỉ là chủ động chờ đợi đến lượt mình nói. Mà hãy luôn ghi chú trong đầu về các điểm quan trọng khi người kia đang nói với bạn. Bằng cách đó khi bạn có cơ hội để nói, bạn có thể đưa ra phản hồi cho các vấn đề quan trọng nhất đang được bàn luận. Khi những người khác đang nói, hãy cố gắng suy nghĩ về những từ ngữ chính xác mà họ đang nói. Nếu bạn làm vậy, bạn sẽ hiểu và tiếp thu được hơn 75% so với thông tin bạn nghe được.

3. Tập tính kiên định trong giao tiếp

Bạn có nghĩ rằng điểm yếu của bạn là chất lượng hoặc số lần giao tiếp với nhân viên, đồng nghiệp của bạn không được như mong muốn? Khi mà những cuộc nói chuyện có xu hướng bị thu hẹp lại, chỉ xoay quanh những trao đổi hời hợt trong công sở. Những người giao tiếp giỏi sẽ thực hành việc giao tiếp kiên định bằng cách luôn trong tư thế sẵn sàng cởi mở. Đừng sợ là người nói lên bất kỳ vấn đề lo ngai hay khó khăn xung quanh bạn. Tuy nhiên, đảm bảo rằng bạn đang giao tiếp cởi mở và chân tình với những người đang trông mong vào bạn. Hãy luôn sẵn sàng và khéo léo trong cách ứng xử.
Nếu bạn là người quản lý hãy chắc chắn cho phép nhân viên bắt đầu cuộc trò chuyện bất cứ lúc nào bởi vì có thể họ đang cần phải giải quyết vấn đề với bạn. Để ý thấy rằng bạn có thể ngăn ngừa các vấn đề nhỏ trước khi chúng trở nên nghiêm trọng, bằng cách luôn chú tâm để sẵn sàng thảo luận về chúng bất cứ lúc nào.

4. Tập tính kiên nhẫn

Trong quá trình giao tiếp với những người khác hãy luôn cho họ thời gian để bày tỏ các vấn đề của mình. Việc tập trung vào những gì họ đang cố gắng trình bày sẽ cho họ thấy rằng bạn luôn sẵn sàng giúp giải quyết các vấn đề.
Nhiều người thường làm gián đoạn cuộc trò chuyện khi họ không có đủ kiên nhẫn để tiếp tục. Vì bạn không thể kiểm soát phía bên kia, hãy tự giúp mình và hít thở sâu. Hãy nghĩ rằng cuộc hội thoại mà bạn đang tham gia vào là rất quan trọng. Nếu bạn đang bối rối về những gì người khác đang yêu cầu, hãy lặp lại với họ suy nghĩ của bạn và hỏi xem điều đó có chính xác không. Thường thì điều này sẽ truyền cảm hứng cho người nói để miêu tà sâu sắc hơn nhu cầu của họ và giúp bạn hiểu được một cách đầy đủ.

5. Thực hành kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Nếu ai đó bày tỏ một nhu cầu hoặc một vấn đề nào đó với bạn, ưu tiên chính của bạn là hỗ trợ họ giải quyết các vấn đề đó. Theo dõi một vấn đề là cách duy nhất để thuyết phục những người mà bạn cần giao tiếp, rằng bạn đã lắng nghe họ và các vấn đề của họ cũng rất quan trọng với bạn.
Việc tiếp tục dõi theo các vấn đề như vậy cũng sẽ để lại ấn tượng rằng bạn đang tham gia vào bức tranh lớn hơn. Khi mọi người nhìn thấy sự tận tâm này, họ sẽ biết bạn sẵn sàng cho các cuộc nói chuyện trong tương lai. Điều này tạo ra một môi trường trung thành và sáng suốt giúp thúc đẩy các chuyển động và sự liên lạc tích cực, đồng thời giúp những người giao tiếp với bạn đạt được sự tự tin mạnh mẽ.
Chính vì thế giới thật đa dạng và giao tiếp đến từ nhiều hình thức khác nhau, việc nắm được những kĩ năng giao tiếp thích hợp là vô cùng quan trọng. Bằng cách thực hành một vài lời khuyên trên đây, bạn sẽ dễ dàng tiếp thu những lời người khác nói và đồng thời không cần phải lặp lại nhiều lần cho người khác hiểu.
Đồng nghiệp và bạn bè sẽ tự tin tìm đến bạn khi họ cần. Hãy nhớ rằng, bạn cần nhiều thời gian thực hành để có thể giao tiếp một cách thành thục. Chỉ cần bạn chuyên tâm cải thiện các kĩ năng giao tiếp, chắc chắn khả năng thể hiện chính mình của bạn sẽ phát triển theo từng ngày.

Kỹ năng giao tiếp: Học phải đi đôi với hành

Rất nhiều bạn mua sách về nghiền ngẫm, và tâm đắc với những điều trong đó, song kỹ năng giao tiếp của họ không cải thiện đáng kể, đơn giản vì họ không chịu thực hành! Nếu bạn chỉ nhìn vào công thức nấu ăn mà không bắt tay vào bếp, thì làm sao bạn biết nấu ăn được? Ngay bây giờ, hãy tập cho mình thói quen giao tiếp và thực hành giao tiếp bằng những bài tập nhỏ sau nếu bạn muốn nâng cao khả năng giao tiếp của mình:

Xóa bỏ sự nhút nhát và tập phong cách tự tin trong giao tiếp
Một cản trởn lớn nhất của giao tiếp là tính nhút nhát. Không dám tiếp xúc với người lạ, không thích nói chuyện với nhiều người dần dần khiến bạn thui chột khả năng diễn đạt bằng lời và gặp rắc rối lớn với việc giao tiếp của mình. Hãy tập mạnh dạn hơn bằng những câu chào trước. Bạn không cần phải nói nhiều, nhưng gặp ai đó quen biết hãy chào hỏi họ “bạn đi đâu vậy? Bác có khỏe không ạ? Cháu chào bác ạ…” Đừng quên kèm theo một nụ cười thật tự nhiên để thể hiện sự thân thiện của bạn. Đọc thêm: Sợ hãi là thủ phạm làm mất sự tự tin trong giao tiếp!

Tập phong thái tự tin

Đi thẳng người, nhìn vào người đối diện. Bạn không có gì phải e ngại hay xấu hổ với ai đó. Hãy nghĩ họ cũng là người bình thường, và dù họ đứng ở vị trí cao đến đâu, bạn cũng có những giá trị của riêng mình mà họ không có được. Thân thiện và lễ phép với người lớn tuổi, những người kém hơn bạn về mặt địa vị, chức danh,…Bạn sẽ củng cố được lòng tự tôn và sự tự tin của mình.

Không ngại gặp gỡ

Nếu ai đó rủ bạn đi Hội thảo, tiệc tùng…gì đó, đừng ngại đi! Hãy cứ đi, cho dù bạn không thích buổi tiệc đó. Việc này sẽ tập cho bạn việc làm quen với môi trường nhiều người và hình thành phản xạ của bạn khi tiếp xúc với người khác.

Đừng phụ thuộc vào Internet và mạng xã hội

Nếu bạn suốt ngày cắm đầu vào mạng và chỉ cập nhật trạng thái trên facebook, tán gẫu qua chat, mail mà không có sự tiếp xúc, trao đổi mặt đối mặt trực tiếp, thì bạn đang tự làm cho kỹ năng giao tiếp của mình trở nên thui chột đấy. Máy tính và giao tiếp ảo không bao giờ giống đời thực. Khi ai đó giận dữ với bạn qua Yahoo! Chat, bạn có thể để những biểu tượng khác nhau để tỏ thái độ của mình, ngừng nhắn tin hoặc cho người đó vào “black list”, nhưng đời thực thì không. Bạn phải học cách kiềm chế cảm xúc, đoán ra ý nghĩ của người đó và phải có thái độ hợp lý. Vì vậy, hãy dành thời gian để gặp gỡ mọi người thay vì chỉ giao tiếp với xã hội qua những mạng cộng đồng ảo.
Kết luận:
Một người có kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ được mọi người yêu mến và dễ dàng thành công trong công việc. Tuy nhiên, để có được kỹ năng tốt, bạn cần phải chăm chỉ luyện tập với tinh thần cầu tiến, học hỏi. Mỗi người chúng ta đều là một mắt xích quan trọng trong xã hội. Chỉ cần bạn chuyên tâm khắc phục nhược điểm của mình, chắc chắn bạn sẽ đạt được nhiều mối quan hệ tốt đẹp và phát triển bản thân theo thời gian.

>> Nguồn: kenhtuyensinh.vn

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

5 nghệ thuật giao tiếp của các tỷ phú


Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett và nhiều tỷ phú USD sử dụng 5 thủ thuật sau đây trong giao tiếp để tăng thành công trong sự nghiệp.



Giao tiếp đã giúp Warren Buffett và các tỷ phú khác thành công trong sự nghiệp của mình

Tỷ phú Warren Buffett đã nhận thức một bài học quan trọng trong nghề nghiệp từ rất sớm. Đó là nếu không có sự biểu đạt đúng đắn, ngay cả ý tưởng thông minh nhất cũng có thể thất bại.

Vì vậy, ở tuổi 19, Buffett đã đăng ký một khóa học về giao tiếp tại Dale Carnegie. Học viện này được đặt tên theo một nhà diễn thuyết có sức thuyết phục và là tác giả nổi tiếng với tác phẩm “How to Win Friends and Influence People”.

Những kỹ năng mà ông học được đã giúp ông chuyển từ sự vụng về sang tự tin, giúp ông thành công trong lĩnh vực kinh doanh về sau. “Nếu bạn không thể giao tiếp, trò chuyện với người khác và diễn đạt những ý tưởng thì bạn đang bỏ lỡ tiềm năng của mình”, ông nói.
Các nhà lãnh đạo thành công khác cũng đồng ý với điều này. COO Facebook và cũng là tác giả nhiều quyển sách bán chạy nhất -Sheryl Sandberg, tỷ phú Richard Branson, nhà đầu tư và cố vấn doanh nghiệp Marcus Lemonis đều từng lặp lại gợi ý của Buffett.

“Nếu bạn không thể giao tiếp, trò chuyện với người khác và diễn đạt những ý tưởng thì bạn đang bỏ lỡ tiềm năng của mình.”

“Giao tiếp là một kỹ năng mà bạn có thể học được. Nó cũng giống như tập chạy xe đạp hay là tập đánh máy. Nếu như bạn sẵn sàng làm, bạn có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng từng phần trong cuộc sống của bạn", tỷ phú Branson nói.

Khả năng nói và viết hiệu quả là một trong những kỹ năng mềm đang được các nhà tuyển dụng Mỹ yêu cầu ứng viên cần phải có nhất hiện nay, dựa theo sự phân tích của khoảng 940.000 danh sách việc làm. Và đây là 5 thủ thuật giao tiếp mà Buffett và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều tuân theo.

Chỉ ghi chú những vấn đề cần nói chứ không soạn sẵn

Nếu đã từng xem buổi diễn thuyết của Buffett, các bạn sẽ nhận ra rằng ông hiếm khi nhìn vào một mảnh giấy nào. Đó là một trong những nguyên tắc cốt lõi của Carnegie: một bài diễn văn hay thì không bao giờ được soạn ra trước.
Cho dù bạn đang chuẩn bị một bài thuyết trình hay đang chuẩn bị cho buổi họp báo cáo với cấp trên, hãy ghi chú những điểm chính chứ không phải một bản nháp hoàn chỉnh về tất cả mọi thứ mà bạn muốn nói.
Những ý chính được viết ra sẽ cho bạn một dàn ý những điều muốn nói. Phương thức này giúp gia tăng sự tự tin và tránh được một bẫy lớn nhất khi soạn sẵn phần trình bày đầy đủ, khiến nó trở nên cứng nhắc như người máy.

Hãy mỉm cười

“Ngay cả những người chỉ có khả năng diễn thuyết tầm thường cũng có thể tạo ra những phần thuyết trình tuyệt vời nếu họ nói về điều mà họ hứng thú sâu sắc", nhà diễn thuyết Carnegie từng nói.
Buffett bắt đầu có hứng thú với đầu tư, tiền tệ và đạt được sự thành công khi còn rất trẻ. Sự nhiệt tình đó thể hiện qua các bài diễn thuyết và các bài phỏng vấn của ông, khiến người nghe thích thú.
Một cách dễ dàng để thể hiện thêm sự hăng hái là mỉm cười. Theo Joe Hart - Giám đốc điều hành Dale Carnegie, mỉm cười thể hiện năng lượng tích cực và toát lên sự tự tin. Theo các nghiên cứu khoa học, chỉ hành động mỉm cười cũng gây ra sự giải phóng các kích thích tố làm thúc đẩy tâm trạng.

Gọi tên người đang giao tiếp

“Dale Carnegie nói rằng, đối với mọi người thì tên của người đó là âm thanh ngọt ngào nhất trong bất kỳ ngôn ngữ nào”, Hart chia sẻ với CNBC.
Dù không nên lạm dụng nhưng việc gọi tên của một người khi trò chuyện hoặc khi cám ơn họ cho thấy sự tôn trọng, sự hoan nghênh và sự thân thiện, Hart cho biết.

Nếu muốn nhớ tên một người nào đó tốt hơn, các chuyên gia khuyên nên tạo một mối liên kết trực quan sau khi các bạn gặp một ai đó. Ví dụ, nếu gặp một người có tên là “Brian” và anh ta đeo kính lớn, hãy ghi nhớ về “Brian với cặp kính to”. Việc có hình ảnh được liên kết với tên của một người sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Marcus Lemonis, người huấn luyện các doanh nghiệp trong chương trình “The Profit” của CNBC, đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ cơ thể khi phân tích khả năng lãnh đạo của một ai đó.
Để thăng tiến trong sự nghiệp, các bạn cần phải biết “lắng nghe nhiều hơn bạn nói”.
Ông khuyến khích các ông chủ và cả các nhân viên nên chú ý đến giọng nói, nét mặt và cử chỉ. Theo các chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể, những người mà luôn đứng thẳng, thỉnh thoảng có cử chỉ và tiếp xúc bằng mắt có vẻ có uy quyền hơn.
Ngoài ra, hãy nhớ điều hòa nhịp thở khi trò chuyện. Thường thì khi ai đó lo lắng, giọng nói của người đó trở nên cao hơn và nhịp thở trở nên nông, điều này có thể truyền đạt nỗi sợ hãi.

Lắng nghe

Dù việc biết cách làm thế nào để diễn thuyết tốt là quan trọng, nhưng việc biết cách làm thế nào để lắng nghe cũng quan trọng không kém, Branson cho biết. Để thăng tiến trong sự nghiệp, các bạn cần phải biết “lắng nghe nhiều hơn bạn nói”, ông chia sẻ.
Đừng để sự háo hức của bạn trong lúc nói chuyện cản trở bạn khỏi việc lắng nghe quan điểm hoặc gợi ý của người khác. “Nếu bạn không lắng nghe, bạn sẽ bị thiệt thòi”, nhà sáng lập Tập đoàn Virgin nhắc nhở.

>> Nguồn: Nhịp cầu đầu tư

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Những lý do khiến giấc ngủ quan trọng với việc học của bạn


Bạn đã bao giờ đi học với một bộ não nửa tỉnh nửa thức hay một đôi mắt nheo lại vì mệt mỏi chưa? Điều này sẽ làm cho bạn không thể tiếp thu được bài học trên lớp một cách hiệu quả nhất như khi bạn hoàn toàn tỉnh táo. Não chỉ hoạt động ở mức tối ưu khi bạn ngủ đủ giấc! Cùng xem những lý do khiến giấc ngủ trở nên cực kỳ quan trọng với sức khỏe của bạn sau đây.

Cơn buồn ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến việc học của bạn


Các “pha” của quá trình học tập

Trước khi tìm hiểu về các lý do, các bạn nên biết việc học của mình được chia làm những giai đoạn nào. Theo các chuyên gia, học tập được chia thành 3 giai đoạn sau: acquisition, consolidation, và recall, tạm dịch là tiếp thu, củng cố kiến thức và nhớ lại những kiến thức cũ đã học.

Bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm ôn thi hiệu quả trong quá trình gấp rút tại đây.
Trong quá trình tiếp thu, tâm trí của bạn phải được thông báo trước và bạn phải thật tập trung thì mới có được những luồng thông tin hiệu quả. Điều này chỉ xảy ra khi giấc ngủ của bạn đầy đủ về cả số lượng lẫn chất lượng!

Ngược lại, sự củng cố kiến thức lại chỉ xảy ra khi bạn đang ngủ. Vì đây là lúc các neuron thần kinh kết hợp với bộ nhớ của bạn được tăng cường giúp bạn củng cố các kiến thức mình đã học cũng như cách thức để thực hiện nó.

Nhớ lại kiến thức đã học là quá trình thu thập thông tin từ hệ thống bộ nhớ trong não và truyền ra ngoài qua hành động. Việc này sẽ xảy ra khi một người làm việc và họ cần nhớ lại các kiến thức cũ. Đối với các bạn sinh viên thì việc này xảy ra thường xuyên, nhất là trong các kỳ thi căng thẳng. Nếu các bạn sinh viên không ngủ đủ giấc trong thời gian này, bạn sẽ dễ quên các kiến thức đã được dung nạp vào đầu, kết quả dẫn đến một bài thi kém chất lượng. Vì vậy các bạn hãy nhớ ngủ đủ giấc trong các kỳ thi, tránh việc thức khuya dậy sớm để ôn bài nhé.

Chúng ta cùng đi sâu hơn về vấn đề củng cố kiến thức học tập và cách giấc ngủ hoạt động để củng cố kiến thức nhé.

Giấc ngủ quan trọng thế nào trong việc củng cố kiến thức?

Giai đoạn có liên quan trực tiếp đến giấc ngủ chính là củng cố kiến thức, vì đây là một quá trình chỉ xảy ra khi bạn đang ngủ. Giấc ngủ có rất nhiều “pha”, và các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các loại trí nhớ khác nhau sẽ được “củng cố” ở những “pha” khác nhau của giấc ngủ. Pha đến sớm nhất, hay có thể hiểu là giai đoạn khi một người vừa đi vào giấc ngủ, sẽ củng cố những gì mà một người biết. Ví dụ, một người học địa lý, khi học về các thủ đô của các nước hay tên một số ngọn núi thì các kiến thức đó sẽ được củng cố ở pha này. Giấc ngủ REM (viết tắt của từ Rapid-eye-movement – sự chuyển động nhanh chóng của mắt) là một tầng sâu hơn của giấc ngủ. Pha này sẽ củng cố những thứ phức tạp hơn hoặc một thứ tình cảm phiền não nào đó. Pha này sẽ củng cố cho một người làm một việc gì đó “như thế nào”. Ví dụ, khi một đứa trẻ học bơi, những gì nó học được sẽ được củng cố ở pha này.

Như vậy có thể thấy, giấc ngủ của bạn có liên quan trực tiếp đến những kiến thức bạn có trong đầu. Ngủ đủ giấc và đủ sâu sẽ giúp bạn ghi nhớ kiến thức nhiều hơn những gì bạn nghĩ đó!
>> Nguồn: sieutrinao