Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Bí kíp để thất bại theo cách của người thành công


Nỗi sợ thất bại còn tệ hơn cả bản thân sự thất bại vì nó khiến chúng ta không thể khai phá hết tiềm năng của chính mình.

Nghiên cứu mới nhất của Journal of Experimental Social Psychology cho thấy, thành công khi đối diện với thất bại đến từ việc tập trung vào kết quả (những điều bạn hy vọng sẽ đạt được) hơn là việc cố gắng để không thất bại.

Những người làm nên lịch sử chỉ xem thất bại như một bước để thành công. Trước khi chế tạo thành công bóng đèn, Thomas Edison đã thất bại khoảng 1.000 lần. Khi được hỏi nghĩ thế nào về 1.000 lần thất bại đó, ông nói “Tôi không thất bại 1.000 lần, mà việc sáng chế ra bóng đèn cần phải trải qua 1.000 bước”.

Điều gì khiến những người đối diện với thất bại một cách khôn ngoan khác biệt với những người để cho sự thất bại cản bước? Đó là những điều họ làm, và quan trọng không kém là những điều họ nghĩ, theo TS. Travis Bradberry - đồng tác giả cuốn Thông minh cảm xúc 2.0 (Emotional Intelligence 2.0), đồng sáng lập Công ty tư vấn TalentSmart.

TS. Travis Bradberry chia sẻ một số bí kíp để thất bại theo cách của những người thành công:


Thất bại như một bước để thành công
Thất bại như một bước để thành công


1. Chủ động “tự thú”


Nếu bạn phạm sai lầm, đừng “ngoảnh mặt làm ngơ” và hy vọng rằng sẽ không ai để ý sai lầm đó. Khi ai đó chỉ ra cái sai của bạn, tính trầm trọng của sự việc sẽ bị nhân lên gấp bội. Việc giữ im lặng dễ khiến người khác nghĩ rằng bạn là người hèn nhát hoặc tệ hơn nữa là ngu dốt.


2. Hãy giải thích, nhưng đừng bao biện


Hãy chắc chắn rằng luôn bám vào sự thật. Chẳng hạn, “Tôi để xảy ra sơ sót vì tôi hoàn thành trễ thời hạn được giao” chính là lý do, còn “Tôi để xảy ra sơ sót vì con mèo nhà tôi bị bệnh suốt cuối tuần nên tôi hoàn thành trễ thời hạn được giao” chính là một cái cớ để bao biện.


3. Có kế hoạch khắc phục sai lầm


Nhận lỗi là điều quan trọng, nhưng bạn không thể chỉ dừng lại ở đó, mà phải đề ra những giải pháp để khắc phục lỗi lầm. Sẽ tốt hơn nếu bạn trực tiếp nói với sếp (hoặc bất kỳ ai đó có liên quan) về những bước quan trọng sắp tới bạn sẽ thực hiện để đưa mọi thứ trở lại như cũ.


4. Có kế hoạch phòng ngừa


Sự khác biệt giữa người kiệt xuất và kẻ tầm thườngSự khác biệt giữa người kiệt xuất và kẻ tầm thường PHONG VÂN
Bên cạnh việc có kế hoạch khắc phục sự cố, bạn cũng phải có kế hoạch để tránh những sai lầm tương tự trong tương lai. Đó là cách tốt nhất để “trấn an” mọi người.


5. Tự tin bắt đầu lại


Để sử dụng thất bại như một đòn bẩy để thành công hơn, bạn phải có sức mạnh tinh thần và khả năng phục hồi nhanh chóng.

Đừng để sự thất bại khiến bạn trở nên nhút nhát. Hãy dành thời gian để tiếp thu các bài học từ thất bại nhưng ngay sau đó, hãy tự tin bắt đầu lại. Kéo dài việc chờ đợi chỉ khiến bạn có thêm cảm xúc tiêu cực.

Thay đổi góc nhìn có thể sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân của sự thất bại
Thay đổi góc nhìn có thể sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân của sự thất bại


6. Thay đổi góc nhìn


Những người có khả năng phục hồi sau thất bại có xu hướng nghĩ rằng thất bại đến từ điều họ đã làm, chẳng hạn như một động cơ sai hoặc một hành động cụ thể.

Ngược lại, những người không giỏi xử lý thất bại lại có xu hướng nghĩ rằng nguyên nhân là do sự lười biếng, sự thiếu thông minh hoặc một tính cách riêng nào đó khiến họ không thể kiểm soát tình hình. Điều này khiến họ không dám tiếp tục chấp nhận rủi ro trong tương lai.

7. Lạc quan


Thái độ lạc quan giúp người thành công không cảm thấy thất bại giống như một điều gì quá to tát. Thay vào đó, họ nhìn nhận mỗi thất bại giống như từng viên gạch tạo nên thành công cuối cùng vì ý thức được những bài học quý giá mà nó mang lại.

8. Kiên trì


Lạc quan là một cảm xúc tích cực, và điều cần thiết là phải duy trì nó bằng hành động. Người kiên trì dễ thành công vì sự lạc quan của họ không bao giờ “chết”. Điều này khiến họ hồi phục thần kỳ từ thất bại.

>> Nguồn: Forbes

0 nhận xét:

Đăng nhận xét