Phỏng vấn có thể là điều thực sự khó khăn nếu bạn không phải
là người có tính cách hướng ngoại, việc gặp gỡ những người xa lạ, phải luôn cởi
mở, duy trì sự tương tác... có thể khiến bạn căng thẳng và kiệt sức. Và quan trọng
hơn, điều này có thể làm giảm cơ hội nhận được việc làm yêu thích, ngay cả khi
bạn hoàn toàn có khả năng cho công việc. Nếu bạn là người hướng nội và sắp tham
gia buổi phỏng vấn tiếp theo, 5 bí quyết vượt qua những cản trở áp lực tâm lý
sau đây là điều bạn cần tham khảo.
1. Giữ tâm lý như một cuộc nói chuyện “bình thường”
Do tính cách nên người hướng nội ít thể hiện sự chia sẻ hoặc
nhu cầu giao tiếp với xung quanh, điều này vô tình tạo nên “bức tường tâm lý”
khiến họ có phần căng thẳng khi trực diện đối thoại với nhiều người xa lạ trong
không gian hẹp. Bí quyết để vượt qua yếu điểm này đó chính là giữ vững tâm lý bằng
cách “tự ám thị” bản thân rằng đây chỉ là một buổi trò chuyện bình thường và bạn
đang nói chuyện với những người bình thường. Nhờ vào sự tin tưởng này, bạn sẽ
giảm bớt lo ngại và mạnh dạn hơn trong trao đổi.
2. Tận dụng ưu thế lắng nghe của người hướng nội
Một trong những kỹ năng tốt nhất mà người hướng nội sở hữu
chính là lắng nghe một cách cẩn thận và đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề, và
đây là kỹ năng có lợi trong khi phỏng vấn. Bạn có thể tận dụng điều này như một
ưu thế để khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đặc biệt, bởi phần lớn ứng viên đều
thích thể hiện “thao thao bất tuyệt”. Thêm nữa, sự chủ động lắng nghe giúp bạn
tạo sự thiện cảm, tin tưởng và có thêm thời gian nhằm đưa ra các phản hồi có
giá trị nhất.
3. Mang theo các ghi chú
Đối với nhiều người, một trong những thử thách phỏng vấn lớn
nhất của họ là cảm giác như đang “lan man” hoặc quên các thông tin quan trọng
trong thời điểm này. Ghi chú có thể giúp khắc phục điều đó. Bằng cách này, nếu
bạn đang cảm thấy lo lắng hoặc như đang gặp khó khăn khi phải đưa ra các câu trả
lời nhanh, bạn sẽ có các ghi chú để tham khảo. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để không
dựa vào đó quá nhiều bởi bạn cần duy trì sự tiếp xúc bằng mắt và theo kịp mạch
giao tiếp với nhà tuyển dụng.
Ghi chú giúp bạn nắm bắt và không quên được trọng điểm của câu hỏi |
4. Tham khảo những câu hỏi phổ biến và luyện tập trước
Dù là người thành thạo và tài giỏi đến đâu thì cũng cần sự
chuẩn bị với các sự kiện quan trọng. Vòng tuyển dụng trực tiếp sẽ có nhiều vấn
đề bất ngờ xảy ra cũng như nhiều câu hỏi hóc búa được đặt ra. Vì vậy, muốn
tránh bị “mất điểm”, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng chẳng hạn tìm hiểu về những
điều bạn có thể được hỏi về công việc, công ty, hoặc về trải nghiệm trong quá
khứ và thực hành trả lời càng nhiều càng tốt. Bạn càng luyện tập thì sẽ càng
thoải mái, tự nhiên hơn trong ứng xử khi đang ở trong một không gian khác biệt
với những gương mặt hoàn toàn xa lạ.
5. Biến email cảm ơn thành lợi thế
Dù thế nào đi nữa thì người hướng nội sẽ khó vượt qua sức ép
tâm lý nên dẫn đến buổi phỏng vấn không được tròn trịa bởi một vài câu trả lời
hay cử chỉ khá vụng về. Vì thế, hãy tận dụng email cảm ơn được gửi sau đó nhằm
làm rõ hơn các vấn đề mà bản thân cảm thấy còn thiếu sót. Nếu bạn giỏi viết hơn
là trò chuyện trực tiếp thì một email cảm ơn mạch lạc và lôi cuốn có thể giúp củng
cố thêm niềm tin và ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Cuộc phỏng vấn tìm việc có thể rất không phù hợp với những
người có xu hướng hướng nội nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chấp nhận
điều đó. Bạn không cần phải là người giao thiệp rộng nhưng hãy chuẩn bị cho
mình các bí kíp hiệu quả, điều này sẽ giúp bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh so với
các ứng viên khác và sớm có được việc làm theo ý muốn.
>> Nguồn: Trung
Thành
0 nhận xét:
Đăng nhận xét