Bạn đã bao giờ đi học với một bộ não nửa tỉnh nửa thức hay một
đôi mắt nheo lại vì mệt mỏi chưa? Điều này sẽ làm cho bạn không thể tiếp thu được
bài học trên lớp một cách hiệu quả nhất như khi bạn hoàn toàn tỉnh táo. Não chỉ
hoạt động ở mức tối ưu khi bạn ngủ đủ giấc! Cùng xem những lý do khiến giấc ngủ
trở nên cực kỳ quan trọng với sức khỏe của bạn sau đây.
Cơn buồn ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến việc học của bạn |
Các “pha” của quá
trình học tập
Trước khi tìm hiểu về các lý do, các bạn nên biết việc học của
mình được chia làm những giai đoạn nào. Theo các chuyên gia, học tập được chia
thành 3 giai đoạn sau: acquisition, consolidation, và recall, tạm dịch là tiếp
thu, củng cố kiến thức và nhớ lại những kiến thức cũ đã học.
Bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm ôn thi hiệu quả trong
quá trình gấp rút tại đây.
Trong quá trình tiếp thu, tâm trí của bạn phải được thông
báo trước và bạn phải thật tập trung thì mới có được những luồng thông tin hiệu
quả. Điều này chỉ xảy ra khi giấc ngủ của bạn đầy đủ về cả số lượng lẫn chất lượng!
Ngược lại, sự củng cố kiến thức lại chỉ xảy ra khi bạn đang
ngủ. Vì đây là lúc các neuron thần kinh kết hợp với bộ nhớ của bạn được tăng cường
giúp bạn củng cố các kiến thức mình đã học cũng như cách thức để thực hiện nó.
Nhớ lại kiến thức đã học là quá trình thu thập thông tin từ
hệ thống bộ nhớ trong não và truyền ra ngoài qua hành động. Việc này sẽ xảy ra
khi một người làm việc và họ cần nhớ lại các kiến thức cũ. Đối với các bạn sinh
viên thì việc này xảy ra thường xuyên, nhất là trong các kỳ thi căng thẳng. Nếu
các bạn sinh viên không ngủ đủ giấc trong thời gian này, bạn sẽ dễ quên các kiến
thức đã được dung nạp vào đầu, kết quả dẫn đến một bài thi kém chất lượng. Vì vậy
các bạn hãy nhớ ngủ đủ giấc trong các kỳ thi, tránh việc thức khuya dậy sớm để
ôn bài nhé.
Chúng ta cùng đi sâu hơn về vấn đề củng cố kiến thức học tập
và cách giấc ngủ hoạt động để củng cố kiến thức nhé.
Giấc ngủ quan trọng thế nào trong việc củng cố kiến thức?
Giai đoạn có liên quan trực tiếp đến giấc ngủ chính là củng
cố kiến thức, vì đây là một quá trình chỉ xảy ra khi bạn đang ngủ. Giấc ngủ có
rất nhiều “pha”, và các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các loại trí nhớ khác
nhau sẽ được “củng cố” ở những “pha” khác nhau của giấc ngủ. Pha đến sớm nhất,
hay có thể hiểu là giai đoạn khi một người vừa đi vào giấc ngủ, sẽ củng cố những
gì mà một người biết. Ví dụ, một người học địa lý, khi học về các thủ đô của
các nước hay tên một số ngọn núi thì các kiến thức đó sẽ được củng cố ở pha
này. Giấc ngủ REM (viết tắt của từ Rapid-eye-movement – sự chuyển động nhanh
chóng của mắt) là một tầng sâu hơn của giấc ngủ. Pha này sẽ củng cố những thứ
phức tạp hơn hoặc một thứ tình cảm phiền não nào đó. Pha này sẽ củng cố cho một
người làm một việc gì đó “như thế nào”. Ví dụ, khi một đứa trẻ học bơi, những
gì nó học được sẽ được củng cố ở pha này.
Như vậy có thể thấy, giấc ngủ của bạn có liên quan trực tiếp
đến những kiến thức bạn có trong đầu. Ngủ đủ giấc và đủ sâu sẽ giúp bạn ghi nhớ
kiến thức nhiều hơn những gì bạn nghĩ đó!
>> Nguồn: sieutrinao
0 nhận xét:
Đăng nhận xét